Science and Technology Development Journal: Health Sciences

An official journal of School of Medicine, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original research

HTML

4135

Total

1208

Share

Application of the Beck Depression Inventory – II, Zung Self-Rating Anxiety Scale và Pittsburgh Sleep Quality Index on student of School of Medicine – Vietnam National University Ho Chi Minh City: a pilot study






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Objective: The study aims to applicate of the Beck Depression Inventory - II (BDI-II), Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS) and Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) on medical students.


Methods: A cross-sectional study was carried out on 61 students of the School of Medicine - Vietnam National University, Ho Chi Minh City from 17th to 20th June, 2021. The survey by self-completed questionnaires through Google Form. The survey questionnaire is made up 2 parts: Part 1 includes 4 questions to collect background information of research participants such as age, gender, school year, major of study; Part 2 includes 60 questions to assess 3 mental health problems: depression (including 21 questions), anxiety disorders (including 20 questions) and sleep disorders (including 19 questions and divided 7 sections).


Results: Our study surveyed 61 students of the School of Medicine - Vietnam National University, Ho Chi Minh City, aged from 19 to 25 years old (the average age of the participants recorded was 22.03 + 1.63). About ⅔ of the participants are female, the participants are relatively evenly distributed in all 3 majors currently training at the Faculty of Medicine in Ho Chi Minh City, including Medicine, Pharmacy and Odonto-Stomatology. The results of our study were noted: the BDI-II records the internal reliability coefficient of Cronbach's alpha is 0.86; The SAS records the internal reliability coefficient of Cronbach's alpha is 0.88 and the PSQI records the internal reliability coefficient of Cronbach's alpha is 0.63.


Conclusions: The BDI-II, SAS and PSQI show good reliability and consistency. Recommended for practical use in surveying depression, anxiety disorders and sleep disorders among medical students in Vietnam.

MỞ ĐẦU

Theo DSM-5, rối loạn tâm thần bao gồm: loạn thần, rối loạn khí sắc, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, rối loạn giấc ngủ, rối loạn ăn uống,… 1 . Trong đó, các rối loạn tâm thần phổ biến (CMD) như trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ là những nguyên nhân hàng đầu gây ra bệnh tật và tử vong trên toàn thế giới 2 . Đã có nhiều bộ công cụ được xây dựng để đánh giá CMD trong cộng đồng. Trong đó, Beck Depression Inventory - II (BDI-II), Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS) và Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) là những thang đo tiêu biểu nhất để đánh giá trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ. Thang đo BDI-II với 21 câu hỏi, đã được thực nghiệm tại 28 quốc gia và ghi nhận hệ số Cronbach’s alpha khoảng 0,83-0,86 3 . Thang đo SAS gồm 20 câu hỏi, là một thang đo tham chiếu chuẩn, được sử dụng rộng rãi để sàng lọc các rối loạn lo âu, có Cronbach's alpha khoảng 0,658 và 0,81 4 , 5 . Thang đo PSQI gồm 19 câu hỏi tự đánh giá và được chia làm 7 thành phần, là một thang đo tham chiếu chuẩn, được sử dụng rộng rãi để sàng lọc các rối loạn giấc ngủ, có Cronbach's alpha khoảng 0,65 6 .

Trên thế giới, tỷ lệ CMD của sinh viên y khoa được ghi nhận khoảng 35,2% 7 . Tại Việt Nam, nghiên cứu cho thấy tỉ lệ sinh viên y khoa bị trầm cảm là 28,8%, rối loạn lo âu là 22,4% 8 và rối loạn giấc ngủ là 49,4% 9 . Nguyên nhân có thể vì sinh viên y khoa thường phải sống xa gia đình, đối mặt với khối lượng kiến thức khổng lồ, áp lực thi cử, áp lực tài chính, định hướng tương lai,... Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt và kết quả học tập của sinh viên, có thể dẫn đến bỏ học, lạm dụng chất kích thích, thậm chí là tự sát 7 nên việc khảo sát CMD trên sinh viên y khoa là việc làm cần thiết giúp phát hiện sớm và xây dựng phương pháp hỗ trợ kịp thời. Để khảo sát vấn đề trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ trên sinh viên y khoa, trong nghiên cứu này chúng tôi sử dụng các thang đo Beck Depression Inventory - II (BDI-II), Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS) và Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI). Hiện tại, các thang đo này đã được sử dụng tại Việt Nam để khảo sát trên nhiều nhóm dân số mục tiêu khác nhau nhưng chưa có nghiên cứu trên đối tượng sinh viên y khoa. Vì những lí do trên nên chúng tôi đã tiến hành một nghiên cứu nhằm áp dụng thử nghiệm 3 thang đo BDI-II, SAS và PSQI trên sinh viên Khoa Y – Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh, từ đó làm cơ sở ứng dụng các bộ công cụ nhằm khảo sát trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ trên sinh viên y khoa tại Việt Nam.

VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu

Mẫu nghiên cứu: 61 sinh viên Khoa Y – ĐHQG-HCM.

Tiêu chí chọn mẫu: Sinh viên Khoa Y – ĐHQG-HCM đồng ý tham gia nghiên cứu.

Phương pháp chọn mẫu: Chọn mẫu thuận tiện thu được 30 mẫu sinh viên ngành Y, 21 mẫu sinh viên ngành Dược và 10 mẫu sinh viên ngành Răng Hàm Mặt.

Thời gian lấy mẫu: Từ ngày 17 – 20/6/2021.

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

Công cụ: Bộ câu hỏi gồm 4 phần: phần 1 bao gồm các câu hỏi soạn sẵn giúp thu thập thông tin về biến số nền của đối tượng nghiên cứu, phần 2 sử dụng thang đo Beck Depression Inventory - II (BDI-II), phần 3 sử dụng thang đo Zung Self-Rating Anxiety Scale (SAS) và phần 4 dùng thang đo Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI).

Phương pháp thu thập số liệu: Khảo sát bằng bộ câu hỏi tự điền thông qua Google Form.

Phân tích và xử lí số liệu

Các dữ liệu sau khi thu thập sẽ được xử lí, mã hoá bằng phần mềm Excel và phân tích bằng phần mềm Stata 13.0.

Sử dụng tần suất và tỷ lệ phần trăm để mô tả các biến số định tính (giới tính, ngành học, năm học). Sử dụng trung bình + độ lệch chuẩn để mô tả biến số định lượng (tuổi). Sử dụng hệ số Cronbach’s alpha để đánh giá độ tin cậy nội bộ và chỉ số Item-rest correlation để thể hiện mối tương quan giữa các thành phần trong mỗi bộ công cụ.

KẾT QUẢ

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 61 sinh viên Khoa Y – ĐHQG-HCM, tuổi trung bình ghi nhận là 22,03 1,63, lớn nhất là 25 tuổi và nhỏ nhất là 19 tuổi. Các thông tin về đối tượng nghiên cứu được mô tả trong Table 1 .

Table 1 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu (n=61)

Chỉ số Item-rest correlation và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi câu hỏi trong thang đo BDI-II được thể hiện trong Table 2 . Hệ số Cronbach’s alpha chung của thang đo BDI-II là 0,86.

Table 2 C hỉ số item-rest correlation và hệ số cronbach’s alpha của thang đo Beck Depression Inventory - II ( BDI-II)

Chỉ số Item-rest correlation và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi câu hỏi trong thang đo SAS được thể hiện trong Table 3 . Hệ số Cronbach’s alpha chung của thang đo SAS là 0,88.

Table 3 C hỉ số I tem-rest correlation và hệ số C ronbach’s alpha của thang đo Zung Self-Rating Anxiety Scale ( SAS)

Chỉ số Item-rest correlation và hệ số Cronbach’s alpha của mỗi câu hỏi trong thang đo PSQI được thể hiện trong Table 4 . Hệ số Cronbach’s alpha chung của thang đo PSQI là 0,63.

Table 4 C hỉ số I tem-rest correlation và hệ số C ronbach’s alpha của thang đo Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI)

THẢO LUẬN

Thang đo Beck Depression Inventory (BDI) là công cụ đánh giá trầm cảm do Aaron T. Beck và cộng sự xây dựng vào năm 1961, đến năm 1979 tiếp tục được sửa đổi và xuất bản thành phiên bản BDI-II. Đây là một trong những công cụ được sử dụng rộng rãi nhất trên thế giới để đánh giá trầm cảm. Thang BDI-II gồm 21 câu hỏi với các nội dung độc lập nhằm đánh giá các triệu chứng phổ biến nhất của trầm cảm. Mỗi câu hỏi có 4-6 câu trả lời, tương ứng với cường độ biểu hiện triệu chứng nặng dần: từ mức 0 (0 điểm) đến mức 3 (3 điểm), người tham gia chỉ được chọn 1 câu mô tả đúng nhất biểu hiện của bản thân, sau đó tính tổng điểm của 21 câu hỏi. Điểm tổng này càng cao thì đối tượng tham gia càng bị rối loạn trầm cảm nặng. Tổng điểm của thang đo 13 điểm: không có trầm cảm, 14-19 điểm: trầm cảm nhẹ, 20-29 điểm: trầm cảm vừa, 30 điểm: trầm cảm nặng 10 . Qua tổng hợp hơn 2000 nghiên cứu thực nghiệm tại 28 quốc gia trên thế giới ghi nhận: thang đo BDI-II có hiệu quả và độ tin cậy cao trong đánh giá rối loạn trầm cảm với hệ số Cronbach’s alpha dao động trong khoảng 0,83-0,86 11 . Kết quả từ nghiên cứu thử nghiệm của chúng tôi cũng cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang đo BDI-II là 0,86. Điều này tương đương với các nghiên cứu của thế giới và cho thấy bộ công cụ BDI-II có độ tin cậy cao. Ngoài ra, 80,95% câu hỏi có chỉ số Item-rest correlation >0,3 thể hiện rằng các nội dung trong thang đo có mối liên quan mật thiết và chặt chẽ với nhau.

Thang đo SAS gồm 20 câu hỏi nhằm khảo sát tần suất xuất hiện các triệu chứng rối loạn lo âu. Mỗi câu hỏi khảo sát 1 triệu chứng riêng biệt. Tần suất xuất hiện các triệu chứng được đánh giá bằng thang đo Likert 4 điểm, bao gồm “Không có” (1 điểm), ‘‘Đôi khi’’ (2 điểm), ‘‘Khá thường xuyên’’ (3 điểm) và “Rất thường xuyên” (4 điểm). Các mục 5, 9, 13, 17 và 19 được đảo ngược điểm so với các câu còn lại. Điểm số thô thu được sẽ từ 20-80, điểm số này sẽ được chuyển đổi thành điểm chỉ số để phân nhóm bằng cách chia tổng điểm thô cho 80 và nhân với 100. Phân loại mức độ rối loạn lo âu dựa vào điểm chỉ số: <45 điểm: không có rối loạn lo âu, 45-59 điểm: lo âu từ nhẹ đến trung bình, 60-74 điểm: lo âu nặng, ≥75 điểm: lo âu cực độ 4 . Nghiên cứu của chúng tôi ghi nhận được hệ số Cronbach’s alpha chung cho thang đo này khá cao (0,88) và chỉ số Item-rest correlation dao động từ 0,23 đến 0,68. Kết quả này tương đương với nghiên cứu của Bunmi O. Olatunji cũng trên đối tượng sinh viên (Cronbach’ alpha 0,81) 4 và cao hơn nghiên cứu của Anggi Setyowati trên đối tượng thanh thiếu niên (Cronbach’s alpha 0,658) 5 . Có sự khác biệt này vì đối tượng được khảo sát trong 2 nghiên cứu khác nhau về các đặc tính nền (tuổi trung bình trong nghiên cứu của chúng tôi cao hơn, đối tượng nghiên cứu là sinh viên y khoa). Chỉ số Item-rest correlation của mỗi mục trong bộ câu hỏi dao động từ 0,23 đến 0,68. Chỉ số này cao rõ rệt ở những câu hỏi chỉ dấu hiệu tiêu cực của tình trạng lo âu (0,51 đến 0,68) và thấp hơn ở những câu hỏi chỉ trạng thái tích cực (câu 5, 9, 13, 17, 19). Item-rest correlation thấp ở các câu hỏi này dao động từ 0,23 đến 0,5 vì chúng tôi phân tích mối tương quan của mỗi mục với phần còn lại của bộ câu hỏi dựa vào tần suất xuất hiện triệu chứng của sinh viên, không dựa trên điểm quy đổi của mỗi câu.

Thang đo đánh giá rối loạn giấc ngủ (PSQI) gồm 19 câu hỏi và được tính điểm như sau: tổng điểm của thang đo không tính bằng cách cộng điểm của tất cả các câu hỏi như các thang điểm trên mà thay vào đó 19 câu hỏi này sẽ được chia thành 7 thành phần khác nhau, mỗi thành phần có 1 tên riêng để đánh giá về tình trạng rối loạn giấc ngủ và cách tính điểm khác nhau. Mục 1: chất lượng giấc ngủ chủ quan được tính bằng câu 6. Mục 2: độ trễ giấc ngủ được tính bằng câu 2 và 5a. Mục 3: thời lượng ngủ được tính bằng điểm câu 4. Mục 4: thói quen ngủ hiệu quả được tính bằng câu 1, 3 và 4. Mục 5: rối loạn giấc ngủ được tính bằng câu 5b, 5c, 5d, 5e, 5f, 5g, 5h, 5i và 5j. Mục 6: sử dụng thuốc ngủ được tính bằng câu 7. Mục 7: rối loạn chức năng ban ngày được tính bằng câu 8 và 9. Tổng điểm của thang đo này được tính bằng tổng điểm của 7 mục này lại với nhau, và lấy ngưỡng cắt là là >5 điểm cho nhóm có rối loạn giấc ngủ 12 . Kết quả nghiên cứu cho thấy hệ số Cronbach’s alpha của thang điểm PSQI là 0,63. Kết quả này gần tương đương với nghiên cứu của Khaled H. Suleiman ở Ả Rập (Cronbach’s alpha là 0,65) 6 . Vì vậy với chỉ số Cronbach’s alpha là 0,63 cho thấy độ tin cậy nội bộ của thang điểm PSQI có thể chấp nhận được. Chúng tôi khuyến khích sử dụng bảng câu hỏi này vì chúng được xây dựng dựa trên khuyến nghị của các chuyên gia đến từ những tổ chức y tế uy tín và nhiều câu hỏi của PSQI đã từng được áp dụng trong các nghiên cứu, khảo sát đánh giá chất lượng giấc ngủ trên nhiều đối tượng dân số khác nhau và cho kết quả tương đối khả quan.

Trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi, một số câu hỏi/mục có Item-rest correlation <0,3 (thang đo BDI-II: câu 9, 10, 18 và 21; thang SAS: câu 9 và 19; thang PSQI: mục 5 và 6), tuy nhiên chúng tôi vẫn giữ nguyên các câu hỏi/ mục này vì đây là các thang đo chuẩn quốc tế, có hệ thống câu hỏi và cách tính điểm cụ thể, việc loại bỏ các câu hỏi/mục có Item-rest correlation <0,3 sẽ làm thay đổi cách tính điểm và phân loại tình trạng trầm cảm, rối loạn lo âu, rối loạn giấc ngủ. Do đó, không thể bỏ đi bất cứ câu hỏi/mục nào trong các thang điểm. Nghiên cứu thử nghiệm của chúng tôi được tiến hành nhằm mô tả độ tin cậy của các thang đo này trên đối tượng sinh viên y khoa, không nhằm mục đích sửa đổi nội dung và cách tính điểm.

KẾT LUẬN

Nhóm nghiên cứu khuyến khích sử dụng thang đo BDI-II, SAS và PSQI để đánh giá trầm cảm, rối loạn lo âu và rối loạn giấc ngủ trên sinh viên y khoa tại Việt Nam vì độ tin cậy và tính nhất quán nội bộ cao. Điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu của nhiều tác giả khác cũng như trong nghiên cứu của chúng tôi.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BDI-II Beck Depression Inventory, Second Edition

CMD Common Mental Disorder

DSM-5 Diagnostic and Statistical Manual of Mental Disorders, Fifth Edition

PSQI Pittsburgh Sleep Quality Index

SAS Zung Self-Rating Anxiety Scale

LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu được tài trợ bởi Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh (ĐHQG-HCM) trong khuôn khổ Đề tài mã số C2021-44-04 cho tác giả ThS. Nguyễn Huỳnh Bảo Ân, quyết định phê duyệt số 108/QĐ-ĐHQG ngày 04/02/2021. Quyết định phê duyệt của hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học số 02/QĐ-IRB-VN01.017.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả cam kết rằng không có xung đột lợi ích khi thực hiện nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

ThS. Nguyễn Huỳnh Bảo Ân lên ý tưởng; thiết kế nghiên cứu; hướng dẫn và giám sát thu thập số liệu, chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo.

Nguyễn Thị Tiểu Ngọc, Võ Quang Nghĩa, Hoàng Thị Như Ngọc, Bùi Công Minh, Lê Viết Mỹ thu thập, xử lí và phân tích số liệu; tổng hợp tài liệu; viết và hoàn thiện bản thảo.

ThS. Chung Thanh Nhã, ThS. Nguyễn Hoàng Dũng chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo.

References

  1. American Psychiatric Association A. Diagnostic and statistical manual of mental disorders: American Psychiatric Association Washington, DC; 1980. . ;:. Google Scholar
  2. Rocha SV, Almeida MMGd, Araújo TMd, Virtuoso Júnior JS. Prevalência de transtornos mentais comuns entre residentes em áreas urbanas de Feira de Santana, Bahia. Revista Brasileira de Epidemiologia. 2010;13:630-40. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Lee K, Kim D, Cho Y. Exploratory factor analysis of the Beck anxiety inventory and the Beck depression inventory-II in a psychiatric outpatient population. Journal of Korean Medical Science. 2018;33(16). . ;:. PubMed Google Scholar
  4. Olatunji BO, Deacon BJ, Abramowitz JS, Tolin DF. Dimensionality of somatic complaints: factor structure and psychometric properties of the Self-Rating Anxiety Scale. Journal of anxiety disorders. 2006;20(5):543-61. . ;:. PubMed Google Scholar
  5. Setyowati A, Chung M-H, Yusuf A. Development of self-report assessment tool for anxiety among adolescents: Indonesian version of the Zung self-rating anxiety scale. Journal of Public Health in Africa. 2019;10(s1). . ;:. Google Scholar
  6. Suleiman KH, Yates BC. Translating the insomnia severity index into Arabic. J Nurs Scholarsh. 2011;43(1):49-53. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Kerebih H, Ajaeb M, Hailesilassie H. Common mental disorders among medical students in Jimma University, Southwest Ethiopia. African health sciences. 2017;17(3):844-51. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Bình NT. Nhận thức của sinh viên về rối loạn trầm cảm Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; 2015. . ;:. Google Scholar
  9. Linh Nguyễn Thị Khánh. Chất lượng giấc ngủ của sinh viên hệ chính quy Trường Đại học Y Dược Huế năm 2015. Tạp chí Y học dự phòng. 2017;27(8):109. . ;:. Google Scholar
  10. Elements NCD. NINDS CDE Notice of Copyright Beck Depression Inventory II (BDI-II) 2020 [updated 05/2020. . ;:. Google Scholar
  11. Hemert DA, Van de Vijver FJ, Poortinga Y, editors. The Beck depression inventory in 28 countries: A meta-analysis. a meeting of the Kurt Lewin Institute Groningen, the Netherlands; 2001. . ;:. Google Scholar
  12. Backhaus J, Junghanns K, Broocks A, Riemann D, Hohagen F. Test-retest reliability and validity of the Pittsburgh Sleep Quality Index in primary insomnia. J Psychosom Res. 2002;53(3):737-40. . ;:. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 2 No 2 (2021)
Page No.: 323-329
Published: Dec 26, 2021
Section: Original research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjhs.v2i2.490

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Nguyễn, Ân, Nguyen, N., Bui, M., Le, M., Vo, N., Hoang, N., Chung, N., & Nguyen, D. (2021). Application of the Beck Depression Inventory – II, Zung Self-Rating Anxiety Scale và Pittsburgh Sleep Quality Index on student of School of Medicine – Vietnam National University Ho Chi Minh City: a pilot study. Science and Technology Development Journal: Health Sciences, 2(2), 323-329. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjhs.v2i2.490

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 4135 times
PDF   = 1208 times
XML   = 0 times
Total   = 1208 times

Most read articles by the same author(s)