Science and Technology Development Journal: Health Sciences

An official journal of School of Medicine, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original research

HTML

1129

Total

390

Share

Characteristics of skin damages by using face masks and related factors in patients visited to Ho Chi Minh City hospital of Dermato-Venereology






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Backgound: Long-term mask use can lead to skin reactions, such as itching, allergic dermatitis, irritant contact dermatistis, increased sebum secretion, acne formation or increased existing acne. Currently, there are many researches on the affection on skin of persional protective equipment for Covid-19 in general and face masks in detail. To our best knowledge, there has been no studies about this issue in Vietnam up to now. Objectives: This study aims to evaluate clinal characteristics of skin damage by using face masks and related factors on patients visited the Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Venereology.


Methods: A descriptive study of case series on 102 patients visited the Ho Chi Minh City Hospital of Dermato-Venereology had characteristics of skin damage by using face masks and related factors. Patients were inquired about their habit of using face masks, skincare routine, the status of skin before using masks and current skin damage related to face masks.


Results: Of all the skin damages related to facemask, acne was seen in the highest percentage (89.21%), followed by allergic contact dermatitis (6.86%), seborrheic dermatitis (4.90%), skin infection (0.98%), retroauricular dermatitis (0.98%). There is no difference in skin damage related face masks between medical masks and cloth masks. But the increased sebum secretion, redness, dry skin after mask were compared in those with a mask usage of more than 8 hours per a day and those under 4 hours per day of mask usage time, there was inceases at statistically significant levels (p <0.05).


Conclusions: Wearing face masks regurlaly caused negative effects on the skin such as acnes, allergic contact dermatitis, irritants contact dermatitis. Using face masks for many hours a day increased the adverse skin reactions. We need to choose the right face masks and skincare properly to limit these conditions.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đeo khẩu trang liên tục nhiều giờ trong nhiều ngày có thể dẫn đến những thay đổi trên da như ngứa, viêm da dị ứng, viêm da tiếp xúc, tăng tiết bã nhờn, bị mụn trứng cá hoặc nặng thêm tình trạng mụn trứng cá trước đó 1 , 2 . Ngoài ra, việc đeo khẩu trang N95 và khẩu trang phẫu thuật chứa Formaldehyde hay các chất bảo quản khác có thể gây khô da, đỏ da, sưng tấy do áp lực và các chất được sử dụng trong sản xuất khẩu trang 3 . Sự cọ xát, môi trường ẩm ướt, và áp lực cơ học có vai trò trong sinh bệnh học của các thương tổn do sử dụng khẩu trang 4 .

Hiện nay trên thế giới đã có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của các phương tiện phòng hộ COVID-19 nói chung và khẩu trang nói riêng lên da 4 . Tuy nhiên, theo hiểu biết của chúng tôi, tại Việt Nam, hiện chưa có nghiên cứu nào về vấn đề này. Ở thời điểm hiện tại, tình hình dịch COVID-19 trên thế giới và ở Việt Nam vẫn đang diễn tiến rất phức tạp, khẩu trang sẽ là phương tiện bảo vệ trong thời gian dài nữa. Chính vì vậy, chúng tôi tiến hành thực hiện nghiên cứu này với mong muốn cung cấp những dữ liệu về ảnh hưởng khẩu trang lên da, từ đó góp phần đề ra các biện pháp phòng ngừa và điều trị những tình trạng này.

ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả loạt ca được thực hiện trên 102 bệnh nhân có thương tổn da do khẩu trang đến khám tại bệnh viện Da Liễu Thành phố Hồ Chí Minh từ ngày 10/02/2022 đến ngày 30/07/2022. Tiêu chuẩn chọn vào gồm những bệnh nhân được chẩn đoán thương tổn da do khẩu trang trên lâm sàng và đồng ý tham gia nghiên cứu. Tiêu chuẩn loại ra gồm những bệnh nhân không hợp tác.

Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:

Dữ liệu được xử lý bằng phần mềm Stata 14. Sử dụng các thống kê trung bình, tần số, tỷ lệ. Dùng phép kiểm Chi bình phương và phép kiểm chính xác Fisher để xét tương quan giữa các biến định tính. Sự khác biệt được xem có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 với độ tin cậy 95%.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Triệu chứng thường gặp nhất do khẩu trang là tăng tiết nhờn 88,24%; kế đến là ngứa và đỏ lần lượt là 56,86% và 26,47%; đau chiếm tỷ lệ là 22,94% ( Table 1 ).

Thương tổn da thường gặp nhất liên quan khẩu trang là mụn đều đen 88,24%; tiếp theo là mụn đầu trắng với 83,33%; mụn mủ 71,57%; sẩn 58,82% và ít gặp ban đỏ, khô da và tróc vảy, vết lõm trên da ( Table 2 ).

Loại khẩu trang thường được sử dụng nhất là khẩu trang y tế với 97,06%; khẩu trang vải chiếm 2,94%. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê triệu chứng da do khẩu trang y tế và khẩu trang vải gây ra(p<0,05) ( Table 3 ).

Thời gian đeo khẩu trang >8 giờ/ ngày chiếm tỷ lệ cao nhất với 79,41%; đeo khẩu trang 4-8 giờ/ ngày là 17,65% và đeo 0-4 giờ/ chiếm tỷ lệ thấp nhất 2,94% ( Table 4 ). Trong đó, tình trạng tăng tiết nhờn, đỏ và khô da liên quan có ý nghĩa thống kê với thời gian đeo khẩu trang trong ngày (p<0,05) ( Table 5 ).

Bệnh da thường gặp nhất liên quan khẩu trang là mụn trứng cá 89,21%; kế đến là viêm da tiếp xúc dị ứng 6,86%, viêm da tiết bã 4,90% và ít gặp viêm da tiếp xúc dị ứng, nhiễm trùng da, viêm da sau tai ( Figure 1 ). Trong đó có 62,74% bệnh nhân nặng thêm tình trạng mụn trứng cá trước đó, 26,47% bệnh nhân mới xuất hiện mụn trứng cá; có 4 bệnh nhân viêm da tiết bã đang ổn định, đeo khẩu trang làm nặng thêm tình trạng này ( Table 6 ).

Bệnh da liên quan khẩu trang như mụn trứng cá, viêm da tiếp xúc kích ứng,viêm da tiết bã, viêm da tiếp xúc dị ứng, nhiễm trùng da không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa nam và nữ (p>0,05) ( Table 7 ).

Thói quen thay đổi khẩu trang 1 ngày/ lần chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,86%; tiếp đến là 38,24% bệnh nhân 2-3 ngày mới thay đổi khẩu trang 1 lần và 4,9% bệnh nhân thay khẩu trang ngày 2-3 lần ( Table 8 ).

Table 1 Tỷ lệ các triệu chứng da và các thương tổn da liên quan khẩu trang.
Table 2 Tỷ lệ các thương tổn da liên quan khẩu trang.
Table 3 Triệu chứng da phụ thuộc vào loại khẩu trang.
Table 4 Thời gian sử dụng khẩu trang trên da.
Table 5 Thời gian sử dụng khẩu trang và triệu chứng da

Figure 1 . Tỷ lệ bệnh da do khẩu trang

Table 6 Bệnh da trước đó và mới xuất hiện
Table 7 Phân bố bệnh da do khẩu trang theo giới tính
Table 8 Thời gian thay đổi khẩu trang mới

BÀN LUẬN

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy các triệu chứng như đỏ, tăng tiết nhờn, khô da tăng lên tỷ lệ thuận với thời gian sử dụng khẩu trang trong ngày, sự gia tăng này khác biệt có ý nghĩa thống kê. Tuy nhiên các triệu chứng khác như ngứa, sưng, đau, rát, vết lõm trên da có sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê. Nguyên nhân này có thể do số lượng bệnh nhân nhỏ, thời gian sử dụng khẩu trang không liên tục. Trong nghiên cứu được thực hiện bởi Zuo và cộng sự, các triệu chứng như ngứa, đỏ, phát ban, bỏng rát và sưng tấy tăng 1,9 lần ở những bệnh nhân sử dụng khẩu trang lớn hơn 4 giờ/ngày 5 , 6 .

Tương tự như chúng tôi, nghiên cứu của Esra và cộng sự 5 cho thấy không có sự khác biệt về các triệu chứng da như ngứa, sưng, đỏ, đau rát giữa các loại khẩu trang. Tuy nhiên nghiên cứu của Zuo và cộng sự có sự tăng triệu chứng da ở những người sử dụng khẩu trang N95. Có thể giải thích điều này vì nghiên cứu của họ chủ yếu là nhân viên y tế sử dụng khẩu trang N95 và thời gian sử dụng nhiều hơn, liên tục hơn nghiên cứu của chúng tôi 5 .

Kết quả nghiên cứu của Techasatian cũng cho thấy đeo khẩu trang từ 4-8 giờ/ ngày và hơn 8 giờ / ngày tăng các phản ứng bất lợi trên da so với đeo khẩu trang nhỏ hơn 4 giờ/ ngày lần lượt là 1,24 lần và 1,96 lần. Chính vì vậy, khuyến khích đeo khẩu trang liên tục ít hơn 4 giờ/ ngày; với những người phải đeo khẩu trang thường xuyên nên có những khoảng nghỉ ngơi ngắn để giảm thiểu những bất lợi của khẩu trang lên da 5 , 7 , 8 .

Bệnh da liên quan khẩu trang thường gặp nhất là mụn trứng cá với tỷ lệ 89,21% với triệu chứng tăng tiết nhờn, ngứa da phổ biến với tỷ lệ lần lượt là 88,23% và 56,86%, nhất là vùng má, mũi và cằm. Kết quả này khá tương tự kết quả nghiên cứu của Foo với mụn trứng cá chiếm đến 59,6%; triệu chứng ngứa da là 51,4%. Trong nghiên cứu của Dogan và cộng sự, mụn trứng cá cũng chiếm tỷ lệ cao nhất với 33,3%, và triệu chứng ngứa thường gặp nhất : 64,7% 1 , 6 , 7 , 9 . Có thể lý giải điều này do đeo khẩu trang liên tục nhiều giờ tăng nhiệt độ và độ ẩm, tạo điều kiện cho sự phát triển của vi khuẩn. Đồng thời sự tăng tiết bã nhờn, sưng tấy tế bào biểu mô dẫn đến tắc nghẽn cấp tính hàng rào bảo vệ dẫn đến mụn trứng cá. Để hạn chế mụn trứng cá liên quan khẩu trang nên thoa kem dưỡng ẩm kiềm dầu trước và sau đeo khẩu trang, sử dụng sữa rửa mặt dịu nhẹ, ít kích ứng. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ viêm da tiếp xúc dị ứng do khẩu trang chiếm 6,86% và viêm da tiếp xúc dị ứng chỉ 0,98%. Nghiên cứu của Sing và cộng sự 10 ghi nhận viêm da tiếp xúc do khẩu trang lên đến 39.5%, sự khác biệt này có thể giải thích do nghiên cứu của Sing 10 thực hiện ở nhân viên y tế, đeo khẩu trang liên tục nhiều giờ trong nhiều ngày và đeo khẩu trang N95 là chủ yếu.

Mụn trứng cá đã có từ trước trở nên nặng hơn khi đeo khẩu trang thường xuyên do sự ma sát, tăng áp suất vùng da bên dưới khẩu trang, kết quả này cũng đã được báo cáo bởi Damiani 11 và nhiều nghiên cứu khác 6 . Nghiên cứu của Navarro-Trivino và cộng sự báo cáo có đến 18,8% bệnh da nặng lên do khẩu trang so với chuẩn đoán trước đó 12 . Nghiên cứu của Veraldi và cộng sự cho thấy việc sử dụng khẩu trang làm gia tăng tình trạng viêm da tiết bã, chúng tôi cũng ghi nhận 4 ca viêm da tiết bã nặng lên sau sử dụng khẩu trang. Có thể do đeo khẩu trang làm tăng tiết bã nhờn, suy giảm hệ sinh vật trên da và tạo điều kiện cho Malassezia sp phát triển 13 .

Khẩu trang y tế thường được thay mỗi ngày với tỷ lệ 56,86%; tuy nhiên nhiều người 2-3 ngày mới thay đổi khẩu trang 1 lần làm tăng nguy cơ tổn thương da do khẩu trang. Nghiên cứu của Techasatian trên dân số Thái Lan cho thấy 2-3 ngày mới thay đổi khẩu trang 1 lần làm 1,5 lần phản ứng có hại trên da do khẩu trang 7 .

Một vấn đề khác được ghi nhận là vết lõm trên da sau đeo khẩu trang do áp lực dây đeo khẩu trang và ma sát liên tục da vùng mặt và khẩu trang chỉ gặp 2 trường hợp với tỷ lệ 1,96%. Có thể giải thích điều này bởi vì nghiên cứu được thực hiện trong thời điểm dịch Covid-19 tạm lắng xuống, thời gian đeo khẩu trang không liên tục như các nghiên cứu trước đó.

KẾT LUẬN

Khẩu trang là phương tiện bảo vệ hiệu quả đường hô hấp, tuy nhiên đeo khẩu trang nhiều giờ trong nhiều ngày gây đỏ, ngứa, khô da, tăng tiết nhờn, dẫn đến bùng phát hoặc nặng thêm tình trạng mụn trứng cá, viêm da tiết bã sẵn có trước. Cần có những biện pháp phòng tránh những tác dụng phụ này để làm tăng tính tuân thủ việc đeo khẩu trang phòng chống dịch bệnh và những vấn đề khác liên quan đường hô hấp.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả cam kết rằng không có xung đột lợi ích khi thực hiện nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

TS.BS Nguyễn Trọng Hào lên ý tưởng; thiết kế nghiên cứu; hướng dẫn và giám sát thu thập số liệu; chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo.

BS Huỳnh Thị Trang thu thập, xử lý và phân tích số liệu; tổng hợp tài liệu; viết và hoàn thiện bản thảo.

References

  1. Jose S, Cyriac MC, Dhandapani M. Health Problems and Skin Damages Caused by Personal Protective Equipment: Experience of Frontline Nurses Caring for Critical COVID-19 Patients in Intensive Care Units. Indian J Crit Care Med. Feb 2021;25(2):134-139. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Han HS, Shin SH, Park JW, Li K, Kim BJ, Yoo KH. Changes in skin characteristics after using respiratory protective equipment (medical masks and respirators) in the COVID-19 pandemic among healthcare workers. Contact Dermatitis. Apr 4 2021;85(2):225-32. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Aerts O, Dendooven E, Foubert K, Stappers S, Ulicki M, Lambert J. Surgical mask dermatitis caused by formaldehyde (releasers) during the COVID-19 pandemic. Contact Dermatitis. Aug 2020;83(2):172-173. . ;:. PubMed Google Scholar
  4. Wilcha RJ. Does Wearing a Face Mask During the COVID-19 Pandemic Increase the Incidence of Dermatological Conditions in Health Care Workers? Narrative Literature Review. JMIR Dermatol. Jan-Jun 2021;4(1):e22789. . ;:. PubMed Google Scholar
  5. İnan Doğan E, Kaya F. Dermatological findings in patients admitting to dermatology clinic after using face masks during Covid-19 pandemia: A new health problem. Dermatol Ther. May 2021;34(3):e14934. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Zuo Y, Hua W, Luo Y, Li L. Skin reactions of N95 masks and medial masks among health-care personnel: A self-report questionnaire survey in China. Contact Dermatitis. 2020;83(2):145-147. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Techasatian L, Lebsing S, Uppala R, et al. The Effects of the Face Mask on the Skin Underneath: A Prospective Survey During the COVID-19 Pandemic. J Prim Care Community Health. Jan-Dec 2020;11:2150132720966167. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Lan J, Song Z, Miao X, et al. Skin damage among health care workers managing coronavirus disease-2019. J Am Acad Dermatol. May 2020;82(5):1215-1216. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Foo CC, Goon AT, Leow YH, Goh CL. Adverse skin reactions to personal protective equipment against severe acute respiratory syndrome--a descriptive study in Singapore. Contact Dermatitis. Nov 2006;55(5):291-4. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Singh M, Pawar M, Bothra A, et al. Personal protective equipment induced facial dermatoses in healthcare workers managing Coronavirus disease 2019. J Eur Acad Dermatol Venereol. Aug 2020;34(8):e378-e380. . ;:. Google Scholar
  11. Damiani G, Gironi LC, Grada A, et al. COVID-19 related masks increase severity of both acne (maskne) and rosacea (mask rosacea): Multi-center, real-life, telemedical, and observational prospective study. Dermatol Ther. Mar 2021;34(2):e14848. . ;:. Google Scholar
  12. Navarro-Triviño FJ, Ruiz-Villaverde R. Therapeutic approach to skin reactions caused by personal protective equipment (PPE) during COVID-19 pandemic: An experience from a tertiary hospital in Granada, Spain. Dermatologic Therapy. 2020;33(6):e13838. . ;:. Google Scholar
  13. Veraldi S, Angileri L, Barbareschi M. Seborrheic dermatitis and anti-COVID-19 masks. J Cosmet Dermatol. Oct 2020;19(10):2464-2465. . ;:. PubMed Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 3 No 2 (2022)
Page No.: 495-501
Published: Dec 31, 2022
Section: Original research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjhs.v3i2.531

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Trang, H., & Hào, N. (2022). Characteristics of skin damages by using face masks and related factors in patients visited to Ho Chi Minh City hospital of Dermato-Venereology. Science and Technology Development Journal: Health Sciences, 3(2), 495-501. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjhs.v3i2.531

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1129 times
PDF   = 390 times
XML   = 0 times
Total   = 390 times