Science and Technology Development Journal: Health Sciences

An official journal of School of Medicine, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original research

HTML

1894

Total

953

Share

The investigation of the level of activities of daily living by Katz index and related factors in elderly inpatients at department of cardiology of Thong Nhat hospital






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Background: Assessment of the level of Activities of Daily Living (ADL) in heart failure elderly inpatients is important factors in comprehensive geriatric caring.


Objectives: Investigating the level of activities of daily living in elderly inpatients at Department of Cardiology of Thong Nhat Hospital and age, gender and heart failure (HF) by Katz index.


Method: A cross-sectional study on 202 elderly inpatients (≥60 years old) treated at Department of Cardiology of Thong Nhat Hospital was assessed ADL by Katz index from 05/2020 to 05/2021.


Results: In general population, the proportions of independence, partial dependence, and complete dependence are 64.4%, 16.8%, and 18.8%, respectively. The dependency proportions (complete and partial) in 60-69 group, 70-79 group, ≥80 were 30.2%, 48.1% và 32.3% (p=0.003), correspondingly. Female patients had a higher rate than male patients (45.5% compared to 28.0%) (p=0.035). Patients with HF had a dependency rate of 55.1%, 27.8% higher than the group without HF (p=0.001).


Conclusions: The in dependence of ADL rate in elderly inpatients at Department of Cardiology, Thong Nhat Hospital is high. Patients in age group 70-79, female, with heart failure have a higher decline in ADL than the other group.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Đánh giá hoạt động chức năng hằng ngày (Activities of Daily Living - ADL) ở người cao tuổi là vấn đề hiện đang được quan tâm ở nhiều nước trên thế giới trong việc chăm sóc lão khoa toàn diện. Có nhiều thang điểm để đánh giá, trong đó, thang điểm Katz thể hiện nhiều ưu điểm trên đối tượng người cao tuổi, có bệnh lý tim mạch như: đơn giản, dễ thực hiện, không đòi hỏi trình độ chuyên môn cao, dễ dàng đánh giá bởi tất cả các nhân viên y tế 1 .

Năm 2019, theo Tổ chức Y tế Thế giới bệnh tim mạch là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong trên toàn cầu, chiếm tới 32% tổng số ca tử vong, trong đó suy tim chiếm tỉ lệ cao 2 . Cùng với suy tim, suy giảm hoạt động chức năng ở người cao tuổi không chỉ làm giảm chất lượng cuộc sống, tăng nguy cơ nhập viện và tử vong ở người cao tuổi, mà còn làm gia tăng chi phí chăm sóc y tế cho gia đình và xã hội 3 .

Mục tiêu nghiên cứu

Đánh giá ADL bằng thang điểm Katz ở người bệnh cao tuổi điều trị tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 05/2020 đến 05/2021 và mối liên quan với tuổi, giới tính, bệnh lý suy tim.

ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Tất cả bệnh nhân cao tuổi (≥60 tuổi) điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất – TP. Hồ Chí Minh từ tháng 5/2020 đến tháng 5/2021. Tiêu chuẩn người cao tuổi nghiên cứu này sử dụng là theo định nghĩa của Liên hợp quốc và Bộ luật Người cao tuổi của Việt Nam 4 , 5 .

Tiêu chuẩn chọn bệnh

Bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên, bản thân hay người thân đồng ý tham gia nghiên cứu.

Tiêu chuẩn loại trừ

Khi không thể đánh giá được đầy đủ ADL theo thang điểm Katz của bệnh nhân 6 .

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang mô tả.

Các bước tiến hành

Hỏi bệnh sử, tiền sử của bệnh nhân thông qua bản thân bệnh nhân và/hoặc gia đình ngay tại giường bệnh theo phiếu thu thập số liệu. Đánh giá các thang đo ADL theo thang điểm Katz ngay lúc nhập viện 4 .

Biến số nghiên cứu chính và tiêu chuẩn đánh giá

- Mức độ phụ thuộc: Dựa trên đánh giá ADL theo thang điểm Katz 6 . Đây là thang điểm cơ bản nhất, có giá trị để đánh giá trạng thái chức năng (funtional status) của người cao tuổi và được coi như bước đầu tiên để đánh giá lão khoa toàn diện (comprehensive geriatric assessment) 7 , 8 . Thang điểm này đánh giá 6 hoạt động cơ bản để duy trì sự sống bao gồm: tắm, mặc quần áo, đi vệ sinh, di chuyển, tiêu tiểu và ăn uống với điểm là 1 hoặc 0 để đánh giá tình trạng độc lập hay phụ thuộc như mô tả ( Table 1 ). Sau đó điểm số của 6 hoạt động này sẽ được cộng lại để phân loại mức độ phụ thuộc theo thứ tự giảm dần bao gồm: độc lập (6 điểm), phụ thuộc một phần (3-5 điểm) và phụ thuộc hoàn toàn (0-2 điểm). Thang điểm này có điểm yếu là không đánh giá được các hoạt động cao hơn hoạt động duy trì cuộc sống hằng ngày đồng thời hạn chế về khả năng đo lường những thay đổi nhỏ thấy được trong quá trình phục hồi của người cao tuổi 7 . Tuy nhiên, với giá trị lớn và tính đơn giản trong việc đánh giá hoạt động chức năng hằng ngày, thang điểm Katz vẫn được sử dụng rộng rãi trong thực hành lâm sàng.

Table 1 Thang điểm đánh giá hoạt động chức năng hằng ngày Katz 6 , 9

- Suy tim: Bệnh nhân có tiền sử bệnh lí suy tim hoặc mới được chẩn đoán trong quá trình nhập viện của lần khảo sát này, được chẩn đoán dựa theo tiểu chuẩn ESC 2016 10 .

Phương pháp xử lý số liệu

Kết quả số liệu của nghiên cứu được xử lý bằng phần mềm thống kê SPSS 20. So sánh 2 trung bình của biến định lượng bằng phép kiểm t-test do có phân phối chuẩn. Kiểm định tương quan giữa các biến định tính bằng phép kiểm chi bình phương (χ 2 ). Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê khi p<0,05 với độ tin cậy 95%.

Y đức

Nghiên cứu được tiến hành sau khi đã thông qua Hội đồng Y đức của Khoa Y - Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh và Bệnh viện Thống Nhất. Đây là nghiên cứu quan sát, không can thiệp vào quyết định điều trị của bác sĩ lâm sàng nên không vi phạm y đức. Các thông tin chỉ được khai thác với sự đồng ý tham gia nghiên cứu của các đối tượng nghiên cứu. Các thông tin của đối tượng nghiên cứu được bảo mật, chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu.

KẾT QUẢ

Table 2 Đặc điểm về tuổi và giới tính của dân số nghiên cứu

Tuổi trung bình là 73,15±8,76, cao nhất là 95, thấp nhất 60. Không có sự khác biệt về tuổi trung bình cũng như phân lớp tuổi (60-69, 70-79, ≥80) giữa nam và nữ ( Table 2 ).

Table 3 Tình trạng suy tim của dân số nghiên cứu

Nhóm tuổi ≥80 có tỷ lệ suy tim cao hơn so với nhóm 70-79 (32,3% so với 11,1%) và sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0,03) ( Table 3 ). Tỷ lệ suy tim ghi nhận ở nữ giới cao hơn ở nam giới (29,5% so với 28,1%), tuy nhiên sự khác biệt là không có ý nghĩa ( Table 3 ).

Table 4 Hoạt động chức năng hằng ngày theo thang điểm Katz của dân số nghiên cứu (n=202)

Bệnh nhân có điểm Katz bằng 6 chiếm tỉ lệ cao nhất (64,4%). Không có bệnh nhân có điểm Katz bằng 0. Bệnh nhân có điểm Katz bằng 5 chiếm tỉ lệ rất thấp (1,0%). Các mức điểm còn lại có tỉ lệ phân bố gần tương đương nhau. Tỉ lệ độc lập, phụ thuộc một phần, phụ thuộc hoàn toàn trong dân số chung lần lượt là 64,4%, 16,8%, 18,8% ( Table 4 ).

Table 5 Mối liên quan giữa mức độ hoạt động chức năng hằng ngày theo thang điểm Katz lúc nhập viện với tuổi , giới và suy tim của dân số nghiên cứu

Tỷ lệ độc lập, phụ thuộc một phần, phụ thuộc hoàn toàn theo thang điểm Katz ( Table 1 ) trong dân số chung lần lượt là: 64,4%, 16,8% và 18,8% ( Table 4 ). Tỷ lệ phụ thuộc (một phần và hoàn toàn) ở nhóm 60-69, 70-79, ≥80 lần lượt là 30,2%, 48,1% và 32,3% (p=0,003). Bệnh nhân nữ có tỷ lệ phụ thuộc cao hơn so với bệnh nhân nam (45,5% so với 28,0%) (p=0,035). Bệnh nhân suy tim có tổng tỷ lệ phụ thuộc hoàn toàn và một phần là 55,1%, cao hơn có ý nghĩa so với nhóm không có suy tim là 27,8% (p=0,001) ( Table 5 ).

THẢO LUẬN

Mối liên quan giữa mức độ hoạt động chức năng hằng ngày ở người cao tuổi theo thang điểm Katz lúc nhập viện với nhóm tuổi

Kết quả nghiên cứu cho thấy tuổi là yếu tố nguy cơ ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của người cao tuổi. Nghiên cứu này ghi nhận tỷ lệ phụ thuộc (một phần và hoàn toàn) ở nhóm 60-69, 70-79, ≥80 lần lượt là 30,2%, 48,1% và 32,3% (p=0,003) ( Table 5 ).

Nghiên cứu trong nước của Nguyễn Thị An, Thân Hà Ngọc Thể (2018) có 465 người từ 60 tuổi trở lên tham gia, ghi nhận nhóm tuổi lớn hơn có tỉ lệ bệnh nhân suy yếu cao hơn và bệnh nhân từ 80 tuổi trở lên có tỉ lệ suy yếu cao nhất so với các nhóm tuổi 60-69 và 70-79 11 . Trong nghiên cứu của Nogueira và cộng sự (2017) về yếu tố liên quan đến khả năng hoạt động của người lớn tuổi mắc bệnh phong cho kết quả tỷ lệ phụ thuộc của các nhóm tuổi 60-64, 65-70, 71-83 lần lượt là 94,0%, 100% và 83,4% (p<0,05) 12 . Fugate Woods và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết luận có mối liên quan với p<0,001 giữa mức độ suy yếu với nhóm tuổi của bệnh nhân, cụ thể là, bệnh nhân ở nhóm tuổi 70-79 tuổi có tỉ lệ suy yếu cao hơn bệnh nhân ở nhóm tuổi 65-69 tuổi, 61,6% so với 38,4% 13 . Từ các nghiên cứu ở trên cho thấy các kết quả là không thống nhất với nhau về xu hướng gia tăng phụ thuộc theo tuổi. Về mặt lý thuyết, tuổi càng cao sức khỏe càng suy giảm nên tỷ lệ phụ thuộc càng tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu này cho thấy độ tuổi từ 70-79 có sự suy giảm mức độ hoạt động nhiều nhất với tỉ lệ phụ thuộc là 48,1%, trong khi ở nhóm từ 80 tuổi trở lên là 32,3%. Kết quả này có thể được giải thích bởi 2 lý do: (1) cỡ mẫu nghiên cứu còn chưa đủ lớn để làm rõ sự khác biệt và (2) nghiên cứu được thực hiện tại khoa Nội Tim mạch – nơi điều trị những bệnh nhân mắc bệnh tim mạch tương đối ổn định nên đa phần chưa suy giảm chức năng nhiều. Thực tế các bệnh nhân cao và rất cao tuổi có bệnh tim mạch nặng thường được điều trị tại khoa Tim mạch cấp cứu - can thiệp hay khoa Loạn nhịp tim.

Mối liên quan giữa mức độ hoạt động chức năng hằng ngày ở người cao tuổi theo thang điểm Katz lúc nhập viện với giới tính

Nghiên cứu này ghi nhận bệnh nhân nữ có tỉ lệ phụ thuộc là 45,5% cao hơn bệnh nhân nam 28,0%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p=0,035 ( Table 5 ). Các nghiên cứu khác cũng cho kết quả tương tự. Theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị An, Thân Hà Ngọc Thể (2018), bệnh nhân nữ có tỉ lệ suy yếu cao hơn bệnh nhân nam và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p<0,001 11 . Mello và cộng sự (2014) đã tổng hợp từ 35 bài báo cáo và cũng đã công bố tỷ lệ suy yếu ở giới nữ thì cao hơn nam 14 . Pinto và cộng sự (2016) đã nghiên cứu trên 820 bệnh nhân từ 60 tuổi trở lên cũng đã đưa ra kết luận nữ giới có mức độ suy giảm ADL cao hơn nam giới 15 .

Mối liên quan giữa mức độ hoạt động chức năng hằng ngày ở người cao tuổi theo thang điểm Katz lúc nhập viện với suy tim

Nghiên cứu này cho thấy bệnh nhân mắc bệnh lý suy tim có sự gia tăng tỷ lệ mức độ phụ thuộc một phần, phụ thuộc hoàn toàn so với khi không mắc, và sự khác biệt này là có ý nghĩa ( Table 5 ). So sánh với một nghiên cứu đoàn hệ ở vùng đông nam Minnesota của tác giả Shannon M. Dunlay và các cộng sự dựa trên dữ liệu của 1476 bệnh nhân cũng cho kết quả tương tự: bệnh nhân mắc bệnh lý suy tim có sự gia tăng tỷ lệ mức độ phụ thuộc một phần, phụ thuộc hoàn toàn so với khi không mắc 16 . N Fugate Woods và cộng sự (2005) cũng đưa ra kết luận có mối liên quan với p<0,001 giữa mức độ suy yếu với tiền sử suy tim, bệnh nhân có tiền sử suy tim sẽ làm tăng mức độ suy yếu so với bệnh nhân không có suy tim 10 . Như vậy, bệnh nhân mắc bệnh lý suy tim có tỷ lệ ADL phụ thuộc cao hơn so với khi không mắc. Từ đó nêu lên tầm quan trọng và sự cần thiết của các bác sĩ điều trị trong việc chẩn đoán và điều trị đúng bệnh lý suy tim, nhằm dự phòng và cải thiện ADL cho bệnh nhân.

HẠN CHẾ

Nghiên cứu chỉ đánh giá mối liên quan giữa mức độ hoạt động chức năng hằng ngày bằng thang điểm Katz lúc nhập viện với các yếu tố: tuổi, giới, bệnh lý suy tim. Đồng thời, nghiên cứu chưa thực hiện ở các khoa có bệnh lý tim mạch nặng hơn như Tim mạch cấp cứu – can thiệp hay Loạn nhịp tim để tăng tính khách quan của tình trạng suy giảm mức độ hoạt động hằng ngày.

KẾT LUẬN

Tỉ lệ ADL phụ thuộc một phần và hoàn toàn ở bệnh nhân cao tuổi điều trị nội trú tại khoa Nội Tim mạch, Bệnh viện Thống nhất là khá cao. Bệnh nhân thuộc nhóm tuổi 70-79, nữ giới, có bệnh lý suy tim có sự suy giảm ADL cao hơn nhóm còn lại.

LỜI CẢM ƠN

Các tác giả xin chân thành cảm ơn Ban Giám đốc Bệnh viện Thống Nhất, lãnh đạo và toàn thể nhân viên khoa Nội Tim mạch đã tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện nghiên cứu này. Đồng thời các tác giả cũng gửi lời cám ơn đến những bệnh nhân đã đồng ý tham gia nghiên cứu.

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

ADL: Activities of Daily Living (Hoạt động chức năng hằng ngày)

ESC: European Society os Cardiology (Hội Tim mạch châu Âu)

WHO: World Health Organization (Tổ chức Y tế Thế giới)

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả không có tranh chấp lợi ích trong nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA CÁC TÁC GIẢ

Huỳnh Kim Khánh Đăng, Phạm Vĩnh Hạnh Duyên, Trần Văn Thái, Nguyễn Nhật Tiến, Nguyễn Ngọc Hương Trang đã đóng góp nội dung, trực tiếp tham gia lấy mẫu, hoàn thành các công việc được giao để hoàn thiện bài báo.

Hồ Sĩ Dũng hỗ trợ việc phân tích số liệu, hỗ trợ viết báo và kiểm tra.

Nguyễn Đức Công đã giới thiệu đề tài, hướng dẫn, chỉnh sửa, phân tích những mẫu khó và góp ý cho nội dung bài báo.

References

  1. Pinto Andressa Hoffmann. Functional capacity to perform activities of daily living among older persons living in rural areas registered in the Family Health Strategy. Ciencia & saude coletiva. . ;21:3545-3555. PubMed Google Scholar
  2. Benjamin Emelia J.. Heart disease and stroke statistics-2019 update: a report from the American Heart Association. Circulation. . 2019;139.10:e560-e528. PubMed Google Scholar
  3. Anh N. Trung, Thanh N. Xuân, Huyền V Thị Thanh. Nghiên cứu một số yếu tố liên quan với hội chứng dễ bị tổn thương trên bệnh nhân cao tuổi điều trị tại Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Lão khoa Trung ương. Journal of 108 - Clinical Medicine and Phamarcy. . 2021;16(3):. Google Scholar
  4. United Nations. Ageing, older persons and the 2030 agenda for sustainable development. [Online]. . 2017;:. Google Scholar
  5. Quốc hội Việt Nam. Luật Người cao tuổi. [Online]. 2009 Nov 23 [cited 2021 Aug 7];[7 screens]. . ;:. Google Scholar
  6. Pashmdarfard M., A Azad. Assessment tools to evaluate Activities of Daily Living (ADL) and Instrumental Activities of Daily Living (IADL) in older adults: A systematic review. Med J Islam Repub Iran. . 2020;13:34-33. PubMed Google Scholar
  7. PF. Edemekong. Activities of Daily Living. [Updated 2021 Jun 29]. In: StatPearls [Internet]. Treasure Island (FL): StatPearls Publishing. . 2021;:. Google Scholar
  8. Arik G, Varan HD, Yavuz BB, et al. Validation of Katz index of independence in activities of daily living in Turkish older adults. Arch Gerontol Geriatr. 2015 Nov-Dec;61(3):344-50. . 2015;:. PubMed Google Scholar
  9. Công Nguyễn Đức, Dũng Hồ Thượng. Giáo trình Lão khoa Đại cương. Tp. Hồ Chí Minh: Nhà xuất bản Y học;. . 2020;:41. Google Scholar
  10. Ponikowski Piotr. ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure: The Task Force for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure of the European Society of Cardiology (ESC) Developed with the special contribution of the Heart Failure Association (HFA) of the ESC. European heart journal. 2016 Jul; 37(27):2129-2200. . 2016;:. PubMed Google Scholar
  11. An Nguyễn Thị, Thể Thân Hà Ngọc. Khảo sát tỉ lệ suy yếu và mối liên quan giữa suy yếu và kết cục lâm sàng ngắn hạn của người bệnh cao tuổi điều trị nội trú tại bệnh viện Bà Rịa. Đại học Y dược Thành Phố Hồ Chí Minh. 2018. . ;:. Google Scholar
  12. Nogueira Paula Sacha Frota. Factors associated with the functional capacity of older adults with leprosy. Revista brasileira de enfermagem. 2017; 70(4), 711-718. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Woods N Fugate. Frailty: emergence and consequences in women aged 65 and older in the Women's Health Initiative Observational Study, Journal of the American Geriatrics Society. 2005; 53(8), 1321-1330. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Mello Amanda De Carvalho. Health-related and socio-demographic factors associated with frailty in the elderly: a systematic literature review. Cadernos de saude publica. 2014; 30, 1143-1168. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. Pinto Andressa Hoffmann. Functional capacity to perform activities of daily living among older persons living in rural areas registered in the Family Health Strategy. Ciencia & saude coletiva. 2016; 21, 3545-3555. . ;:. PubMed Google Scholar
  16. Dunlay Shannon M. Activities of daily living and outcomes in heart failure. Circulation: Heart Failure. . 2015;8(2):261-267. Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 2 No 2 (2021)
Page No.: 222-228
Published: Nov 6, 2021
Section: Original research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjhs.v2i2.478

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Tran, T., Huynh, D., Pham, D., Nguyen, T., Nguyen, T., Ho, D., & Nguyen, C. (2021). The investigation of the level of activities of daily living by Katz index and related factors in elderly inpatients at department of cardiology of Thong Nhat hospital. Science and Technology Development Journal: Health Sciences, 2(2), 222-228. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjhs.v2i2.478

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1894 times
PDF   = 953 times
XML   = 0 times
Total   = 953 times