Science and Technology Development Journal: Health Sciences

An official journal of School of Medicine, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original research

HTML

1420

Total

460

Share

Quality of life of COVID-19 patients after treatment at Thu Duc City Hospital






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Objective: To determine the average quality of life score and the relationship between the quality of life score of COVID-19 patients after treatment at Thu Duc City Hospital with socio-demographic characteristics and historical treatments.


Methods: A total of 188 inpatients with COVID-19, who were discharged from hospital for more than 30 days at 05 COVID-19 treatment departments of Thu Duc City Hospital from November 2021 to January 2022, were enrolled to a cross-sectional study. Data on inpatients was collected by a prepared questionnaire through medical records and telephone interview.


Results: Of 188 enrolled patients, male accounted for 36.7% and female accounted for 63.3%. Age mean of patients was 47.1 ± 14.9 years. The majority of patients had a treatment duration of more than 10 days (60.1%). The average time from the end of treatment to the time of the survey was 69.1 ± 34.2 days. Most of the COVID-19 patients had moderate disease (43.1%). Severe and critical accounted for 25.0%. The prevalence of patients with EQ-VAS score of 71-80 points was the highest with 27.7%, and 91-100 points was the lowest with 6.9%. The overall quality of life score (EQ-5D-5L scale) was 0.78 ± 0.24 points. The EQ-VAS score was 74.19 ± 15.82 points. There was a negative correlation between age, mean duration of treatment and mean quality of life score and a statistically significant relationship between age group, employment status, severity of patients with COVID-19 and quality of life score (p < 0.05).


Conclusions: The quality of life of COVID-19 patients after treatment for more than 30 days is significantly lower that of the general population and recently discharged COVID-19 patients in Vietnam. More attention should be paid to solutions to improve the quality of life of people who have been treated with COVID-19 for more than 10 days, those with severe and critical disease, and those over 70 years old.

MỞ ĐẦU

Bệnh corona vi rút 2019 (SARS – CoV – 2 hay COVID-19) là một bệnh truyền nhiễm mới nổi lần đầu tiên được phát hiện ở Vũ Hán, Trung Quốc, vào tháng 12/2019 1 . Bệnh nhanh chóng lan ra nhiều nước trên thế giới và trở thành đại dịch toàn cầu. Theo Tổ chức Y tế Thế giới tính đến ngày 13/8/2021, COVID-19 đã lây lan hơn 220 quốc gia và vùng lãnh thổ với hơn 205 triệu người mắc bệnh và hơn 4,3 triệu ca tử vong.

Người mắc COVID-19 ngoài việc có thể tử vong, để lại di chứng 2 , 3 thì còn bị ảnh hưởng tâm lý nặng nề do tác động của quá trình điều trị và cách ly, đặc biệt là trong giai đoạn đỉnh dịch với hàng triệu người mắc bệnh cùng lúc gây quá tải hệ thống y tế.

COVID-19 đã gây ra về các vấn đề sức khỏe tâm thần như căng thẳng 4 , trầm cảm 5 , lo lắng 6 , mất ngủ 7 , tác động tiêu cực đến CLCS của người bệnh 8 .

Hiện nay, chỉ có ít nghiên cứu về CLCS ở người bệnh COVID-19 sau khi kết thúc điều trị tại các bệnh viện điều trị. Tác động của bệnh COVID-19 đối với CLCS ở người bệnh đã kết thúc điều trị vẫn chưa rõ ràng, đặc biệt là những người bệnh có biểu hiện nặng trong quá trình điều trị. Đánh giá CLCS của người bệnh COVID-19 sau điều trị giúp lượng giá mức độ ảnh hưởng của bệnh đến cuộc sống của người bệnh là chìa khóa quan trọng nhằm xây dựng chính sách và các chương trình can thiệp cộng đồng.

Trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, số lượng ca bệnh COVID-19 ngày càng tăng, theo chỉ đạo của Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh, bệnh viện Thành phố Thủ Đức chuyển đổi một phần công năng chuyên điều trị COVID-19 9 . Vì thế, nghiên cứu “Chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COVID-19 sau điều trị tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức” được đã tiến hành để tìm hiểu thực trạng CLCS và các yếu tố ảnh hưởng đến CLCS của BN COVID-19 sau điều trị tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức.

VẬT LIỆU - PHƯƠNG PHÁP

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu cắt ngang.

Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng: Bệnh nhân điều trị nội trú tại 05 khoa Điều trị COVID-19 của Bệnh viện thành phố Thủ Đức, gồm các khoa: Hồi sức COVID-1, Hồi sức COVID-2, Điều trị COVID-1, Điều trị COVID-2, Điều trị COVID-3 đã xuất viện từ 30 ngày trở lên tính từ thời điểm BN xuất viện đến thời điểm thu thập số liệu, thỏa tiêu chí chọn mẫu sau:

Tiêu chí chọn vào:

- Điều trị COVID-19 xuất viện từ 30 ngày trở lên tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức tính đến ngày khảo sát.

- Có thể giao tiếp, tỉnh táo, có khả năng hiểu, trả lời phỏng vấn.

- Từ 18 tuổi trở lên.

- Đối tượng tự nguyện đồng ý tham gia nghiên cứu

Tiêu chí loại ra:

- Không đủ sức khỏe để tham gia nghiên cứu (tình trạng cấp cứu, hồi sức tích cực…).

- Không có năng lực hành vi dân sự.

- Không có số điện thoại.

Mẫu nghiên cứu: được tính theo công thức: Ước lượng 1 trung bình

n: Cỡ mẫu nghiên cứu

α: Xác suất sai lầm loại I, với α = 0,05

Z: Trị số từ phân phối chuẩn, với độ tin cậy 95% thì Z(1-α/2)=1,96

d: Ðộ chính xác mong muốn. Lấy d=0,0009 (15% độ lệch chuẩn)

δ: Độ lệch chuẩn ước lượng trong dân số. Lấy δ = 0,006 điểm theo nghiên cứu của tác giả Morteza Arab-Zozani và cộng sự 10 .

- Áp dụng công thức trên ta tính được cỡ mẫu: n = 171 người bệnh.

Các bước tiến hành chọn mẫu:

- Bước 1: Liên hệ các khoa xin danh sách BN xuất viện, lọc các BN đã xuất viện từ 30 ngày trở lên, tính từ thời điểm BN xuất viện đến thời điểm thu thập số liệu; và phải có số điện thoại để liên hệ.

- Bước 2: Chia tỷ lệ người bệnh điều trị theo các khoa trong tổng số người bệnh để xác định số mẫu cần lấy tại mỗi khoa ( Table 1 ).

Table 1 Kết quả chia tỷ lệ và số mẫu cần khảo sát tại mỗi khoa

- Bước 3: Mã hóa người bệnh tại mỗi khoa theo số thứ tự ABC trên phần mềm Excel.

- Bước 4: Chọn ngẫu nhiên người bệnh vào nghiên cứu theo hình thức ngẫu nhiên đơn bằng cách sử dụng hàm số ngẫu nhiên (RAND) trên phần mềm Excel để lựa chọn số thứ tự người được chọn tại mỗi khoa.

Công cụ và phương pháp thu thập số liệu

Công cụ: Sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn gồm có 3 phần: Phần A (Đặc điểm dân số - xã hội của đối tượng nghiên cứu), Phần B (Bộ công cụ EQ – 5D – 5L), Phần C (Quá trình điều trị).

Phương pháp thu thập số liệu: phỏng vấn trực tiếp thông qua điện thoại

Trước khi tiến hành khảo sát, điều tra viên được tập huấn về bộ công cụ phỏng vấn.

Điều tra viên gọi điện thoại giới thiệu về nghiên cứu và xin chấp thuận đồng ý tham gia của đối tượng vào nghiên cứu. Nếu đối tượng từ chối, hoặc gọi điện thoại 3 lần vào 3 ngày liên tiếp không được thì tiếp tục chọn mời người tiếp theo trong danh sách để phỏng vấn.

Sau khi điều tra viên hoàn tất việc thu thập bộ câu hỏi, nghiên cứu viên thực hiện kiểm tra lại sự đầy đủ về nội dung và bắt buộc điều tra viên bổ sung các nội dung còn thiếu sót.

Đánh giá chất lượng cuộc sống của người bệnh dựa trên khuyến cáo của EuroQol 11 , điểm số CLCS đo lường bằng bộ câu hỏi EQ – 5D – 5L đánh giá CLCS theo 5 khía cạnh: sự đi lại (MO), tự chăm sóc (SC), sinh hoạt thường lệ (UA), đau đớn/khó chịu (PD), lo lắng/u sầu (AD), với 5 mức: 1=Không khó khăn; không đau đớn/khó chịu; không lo lắng/u sầu, 2=Hơi khó khăn; hơi đau đớn/khó chịu; hơi lo lắng/u sầu, 3=Khá khó khăn; khá đau đớn/khó chịu; khá lo lắng/u sầu, 4=Rất khó khăn; rất đau đớn/khó chịu; rất lo lắng/u sầu, 5=Không thể tự thực hiện; cực kỳ đau đớn/khó chịu; cực kỳ lo lắng/u sầu. Để ước tính điểm CLCS cho tình trạng sức khỏe chung, ta tính như sau: CLCS chung = 1 - (hệ số của MO) - (hệ số của SC) - (hệ số của UA) - (hệ số PD) - (hệ số AD). Ví dụ: 1 người trả lời CLCS các lĩnh vực trên lần lượt như sau: MO mức độ 1, SC mức độ 2, UA mức độ 3, PD mức độ 4 và AD mức độ 5, thì điểm CLCS được tính như sau: Điểm CLCS chung = 1 - (MO1) - (SC2) - (UA3) - (PD4) - (AD5) = 1 - (0) - (0,04595) - (0,17349) - (0,27002) - (0,23881) = 0,38969. Điểm CLCS chung và các thành phần không có điểm cắt để phân loại mức độ tốt hay kém, tuy nhiên điểm CLCS càng cao thì càng tốt.

Phân tích và xử lý số liệu

Dữ kiện được nhập liệu bằng phần mềm Epidata 3.1. Xử lý, phân tích dữ kiện bằng phần mềm Stata 14.0.

Thống kê mô tả: Đối với biến số định tính: Biến nhị giá, danh định, thứ tự, báo cáo tần số và tỷ lệ phần trăm. Đối với biến số định lượng: báo cáo trung bình và độ lệch chuẩn cho phân phối bình thường.

Thống kê phân tích: Sử dụng phép kiểm phi tham số T-test, ANOVA 1 chiều để xác định mối liên quan với ngưỡng ý nghĩa p<0,05.

Y đức

Nghiên cứu tuân thủ các quy định về đạo đức trong nghiên cứu y sinh học và được Hội đồng đạo đức trong nghiên cứu y sinh học Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh chấp thuận với mã số 652/HĐĐĐ-ĐHYD vào ngày 24/11/2021.

KẾT QUẢ

Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát trên 188 bệnh nhân điều trị COVID-19 xuất viện từ 30 ngày trở lên tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức. Người bệnh có độ tuổi trung bình là 47,1 ± 14,9. Tỷ lệ cao nhất là nhóm 30 - 39 tuổi (22,3%), thấp nhất nhóm người ≥ 70 tuổi (6,4%). Tỷ lệ người bệnh nữ (63,3%) cao hơn nam (36,7%). Về nơi cư trú, đa số người bệnh ở TP. Thủ Đức (56,9%). Về trình độ học vấn, đa số người bệnh có học vấn ở mức THCS với 29,8%. Về tình trạng hôn nhân, đa số người bệnh đã kết hôn với 80,9%, li dị/li thân/goá là 3,7%. Tỷ lệ người bệnh thất nghiệp là 52,1%. Thu nhập giảm trên 50% là 58,5%. Đa số người bệnh có thời gian điều trị > 10 ngày (60,1%). Thời gian kết thúc điều trị đến khảo sát trung bình 69,1 ± 34,2. Trong đó, nhóm 31-60 ngày có tỷ lệ cao nhất (39,9%) và nhóm 30 ngày chiếm 7,5%. Người bệnh nằm khoa Hồi sức chiếm 21,3%. Hầu hết người bệnh ở mức độ trung bình (43,1%), mức độ nặng và nguy kịch chiếm 25,0% ( Table 2 ).

Table 2 Một số đặc điểm của người bệnh (n=188)

Điểm CLCS chung (thang đo EQ-5D-5L) là 0,78 ± 0,24 điểm. Điểm EQ-VAS là 74,19 ± 15,82 điểm. ( Table 3 ).

Table 3 CLCS của người bệnh COVID-19 sau điều trị (n=188)

Có 37,2 % số người bệnh có hạn chế CLCS lĩnh vực sự đi lại; 29,8% số người bệnh có hạn chế về CLCS lĩnh vực tự chăm sóc; 30,8% số người bệnh có hạn chế về CLCS lĩnh vực sinh hoạt thường lệ; 59,0% số người bệnh có hạn chế về CLCS lĩnh vực đau/khó chịu; 55,8% số người bệnh có hạn chế về CLCS lĩnh vực lo lắng/u sầu ( Table 4 ).

Table 4 Tần số và tỷ lệ của 5 lĩnh vực CLCS của người bệnh COVID-19 sau điều trị (n=188)

CLCS khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, giữa nhóm có việc làm và thất nghiệp, giữa các nhóm có thời gian điều trị và mức độ bệnh khác nhau. ( Table 5 ).

Table 5 Mối liên quan giữa điểm số clcs với các đặc điểm của người bệnh (n=188)

THẢO LUẬN

Nghiên cứu khảo sát CLCS vào thời điểm sau điều trị 30 ngày trở lên của 188 người bệnh COVID-19 xuất viện tại BV Thành phố Thủ Đức bằng thang đo EQ-5D-5L. Kết quả cho thấy điểm CLCS chung (thang đo EQ-5D-5L) là 0,78 ± 0,24 điểm, điểm EQ-VAS là 74,19 ± 15,82 điểm. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Thiện Minh và cộng sự trên 324 người bệnh COVID-19 xuất viện tại Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch (0,874 ± 0,216 điểm) 12 và nghiên cứu của Lara N. Ferreira và cộng sự trên 904 người bệnh COVID-19 trong điều kiện cách ly tại nhà bắt buộc do đại dịch COVID-19 tại Bồ Đào Nha (0,861±0,027 điểm) 13 . Nhưng nghiên cứu này tốt hơn nghiên cứu của Morteza Arab-Zozani và cộng sự trên 409 người bệnh COVID-19 đã xuất viện tại Iran vào năm 2020, điểm số CLCS theo thang đo EQ-5D-5L là 0,6125±0,006 điểm 10 . Sự khác biệt này là do: thời điểm đánh giá CLCS, đối tượng nghiên cứu.

Nhìn chung kết quả nghiên cứu phản ánh tình hình CLCS của người bệnh COVID-19 sau thời gian điều trị từ 30 ngày trở lên vấn thấp hơn đáng kể so với CLCS ở người dân nói chung tại Việt Nam, phù hợp với điểm tự đánh giá tình trạng sức khỏe (EQ-VAS) trong nghiên cứu là tương đối thấp, với trung bình là 74,19 ± 15,82 điểm. So sánh với một số nghiên cứu gần đây tại Việt Nam, nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cộng sự năm 2020 trên 341 người dân cho thấy điểm CLCS trung bình theo thang đo EQ-5D-5L và điểm EQ-VAS lần lượt là 0,95±0,07 và 88,2 ± 11,0 14 cao hơn nghiên cứu này. Điều đó chứng tỏ rằng, việc bệnh COVID-19 đã làm giảm CLCS của người dân kể cả sau khi khỏi bệnh trong một thời gian (từ 30 ngày trở lên). Bệnh COVID-19 không chỉ gây ra những triệu chứng hay những biến chứng nghiêm trọng trong khi mắc bệnh, nó còn để lại nhiều di chứng cho nhiều người mắc bệnh nặng, không những thế, ở nhiều người dân mắc bệnh nhẹ, trung bình thậm chí cả những người trước đây mắc COVID-19 không triệu chứng thì cũng có thể xuất hiện những triệu chứng hậu COVID-19, như mệt mỏi, khó thở, ho, đau ngực, các rối loạn về sinh lý, kém tập trung, lo âu, trầm cảm 15 , 16 .

Nhiều nghiên cứu này thấy rằng nhóm tuổi đều có liên quan chặt chẽ đến CLCS của người bệnh COVID-19 như nghiên cứu của Nguyễn Thiện Minh tại Việt Nam 12 , của Morteza A.Z. tại Iran 10 , nghiên cứu tổng quan của Poudel A.N 17 , nghiên cứu của Guangbo Q. và cộng sự 18 hay nghiên cứu của Huang và cộng sự tại Trung Quốc 19 đều cho thấy tuổi càng cao thì CLCS của người bệnh càng giảm.

Yếu tố việc làm có mối tương quan với CLCS của người bệnh COVID-19 thể hiện qua các nghiên cứu của Trần Xuân Bách và cộng sự 14 , nghiên cứu của Morteza và cộng sự 10 hay nghiên cứu của Vũ Quỳnh Mai và cộng sự 20 . Thực tế chỉ ra rằng vấn đề việc làm trên toàn thế giới đã bị tác động tiêu cực bởi đại dịch COVID-19, mặc dù tạo ra cơ hội cho một số ngày kinh doanh trực tuyến, vật liệu y sinh học tuy nhiên đại dịch lại tác động tiêu cực đến rất nhiều lĩnh vực khác, đặc biệt là giao thông vận tải, du lịch, ăn uống, nơi có nhiều lao động bán chuyên và phổ thông tham gia. Mặc dù Chính phủ đã rất cố gắng trong việc hỗ trợ việc làm, nhưng nhiều người đã bị buộc phải nghỉ việc hoặc rời thành phố để về quê sinh sống vì không đủ điều kiện sinh sống tại thành phố. Những khó khăn về kinh tế khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng tinh gọn nhân sự càng làm vấn đề việc làm trở nên trầm trọng hơn. Về mặt tâm lý, thất nghiệp làm gia tăng căng thẳng và các vấn đề sức khỏe tâm thần cho người thất nghiệp hoặc những người còn làm việc thì mang nỗi lo thu nhập thấp hoặc bị nghỉ việc. Những vấn đề như vậy sẽ lan sang nhiều vấn đề khác, chẳng hạn như các vấn đề tội phạm, buôn lậu, thiếu an toàn xã hội ... điều này sẽ ảnh hưởng tiêu cực hơn đến CLCS của người dân nói chung, trong đó có người bệnh COVID-19.

Trong nghiên cứu này, thời gian điều trị trung bình của người bệnh là 13,8 ± 6,9 ngày. Người bệnh đã điều trị COVID-19 trên 10 ngày (60,1%). Trong khi đó nghiên cứu của Nguyễn Thiện Minh, số ngày điều trị kéo dài hơn với trung bình là 15,2 ngày (37), do khác biệt về nơi điều trị và mức độ bệnh. Thời gian điều trị cũng như phục hồi hậu COVID-19 còn tùy thuộc vào rất nhiều yếu tố như: tình trạng bệnh, thể trạng của người mắc, tình hình tiêm phòng (đã tiêm được mấy mũi vaccine), độ tuổi nhiễm là bao nhiêu, có đang mắc bệnh lý nền nào không 21 . Điều đó có nghĩa rằng những người có thời gian điều trị dài ngày thường có vấn đề sức khỏe kém hơn hoặc nghiêm trọng hơn những người điều trị ngắn ngày hơn.

Trong nghiên cứu này, tỷ lệ người bệnh mức độ nặng, nguy kịch là 25,0%. Kết quả này cao hơn nhiều so với nghiên cứu của Nguyễn Thị Ngọc Khuê tại Đăk Lăk với chỉ 1,7% người bệnh COVID-19 mức độ nặng 22 . Một số báo cáo trước đây đã đánh giá khách quan CLCS ở những người sống sót sau COVID-19 23 và nhận thấy điểm CLCS thấp hơn ở những người nhập viện điều trị, đặc biệt liên quan đến lĩnh vực đau/ khó chịu. Như vậy, trong nghiên cứu của chúng tôi, mức độ bệnh COVID-19 là một yếu tố dự báo về việc CLCS xấu đi ở người bệnh. Tuy nhiên, điểm hạn chế của ghiên cứu này là không được so sánh CLCS và sức khỏe của người bệnh theo thời gian. Do người bệnh nhập viện COVID-19 mức độ nặng, nguy kịch thường bị ốm yếu và/ hoặc có các tình trạng lâm sàng mạn tính.

Bên cạnh đó giá trị chỉ số Cronbach’s alpha của thang đo EQ-5D-5L trong nghiên cứu là 0,8 tương đương với các nghiên cứu của Trần Xuân Bách 24 và Nguyễn Thành Trung 25 , và thang đo EQ-5D-5L đã sử dụng trên đối tượng người bệnh COVID-19 sau điều trị qua các nghiên cứu ở nhiều quốc gia trên thế giới 26 , 10 . Do vậy, kết quả của nghiên cứu này là có tính khách quan và có giá trị khoa học.

Nghiên cứu có một số hạn chế như thiết kế nghiên cứu cắt ngang không cho phép xác định mối liên quan nhân quả một cách chính xác, đối tượng của nghiên cứu này là người bệnh tại Bệnh viện Thành phố Thủ Đức được chọn ngẫu nhiên, không cho phép áp dụng chung trên toàn bộ bệnh nhân trên cả nước.

KẾT LUẬN

Điểm CLCS chung (thang đo EQ-5D-5L) là 0,78 ± 0,24 điểm. Điểm EQ-VAS là 74,19 ± 15,82 điểm.

Tỷ lệ người bệnh có hạn chế CLCS các lĩnh vực sự đi lại là 32,7%; lĩnh vực tự chăm sóc là 29,8%; lĩnh vực sinh hoạt thường lệ là 30,8%; lĩnh vực đau/khó chịu là 59,0% và lĩnh vực lo lắng/u sầu là 55,8% cần can thiệp tâm lý cho người bệnh COVID-19 sau điều trị.

CLCS khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các nhóm tuổi, giữa nhóm có việc làm và thất nghiệp, giữa các nhóm có thời gian điều trị và mức độ bệnh khác nhau. Cần chú trọng hơn đến các giải pháp cải thiện CLCS của những người đã từng nhiễm SARS-CoV-2 điều trị kéo dài trên 10 ngày, những người có mức độ COVID-19 nặng, nguy kịch và những người trên 70 tuổi.

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

BN Bệnh nhân

CLCS CLCS

COVID-19 Coronavirus disease 2019

EQ-5D-5L European Quality of life Scale

EQ-VAS EQ Visual Analogue Scale

WHO World Health Organization

LỜI CẢM ƠN

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn Khoa Y tế công cộng, trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh đã đồng ý và hỗ trợ cho đề tài được thực hiện.

Nhóm tác giả xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Bệnh viện Thành phố Thủ Đức đã quan tâm, tạo điều kiện, giúp đỡ nhiệt tình trong thời gian tiến hành thu thập số liệu.

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Nhóm tác giả cam kết rằng không có xung đột lợi ích khi thực hiện nghiên cứu này.

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Trần Đặng Thúy Vi lên ý tưởng; thiết kế nghiên cứu; viết đề cương, hướng dẫn và giám sát, trực tiếp thu thập, xử lý, phân tích số liệu, viết bản thảo.

ThS. Nguyễn Huỳnh Bảo Ân xử lý và phân tích số liệu; viết và hoàn thiện bản thảo.

TS. BS. Lê Nguyễn Thanh Nhàn chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo.

References

  1. Wu F, Zhao S, Yu B, Chen YM, Wang W, Song ZG et al. A new coronavirus associated with human respiratory disease in China. Nature. 2020;579(7798):265-9. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Chen Nanshan, Zhou M, Dong X, Qu J, Gong F, Han Y, et al. Epidemiological and clinical characteristics of 99 cases of 2019 novel coronavirus pneumonia in Wuhan, China: a descriptive study. Lancet. 2020;395(10223):507-13. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Epidemiology Working Group for NCIP Epidemic Response, Chinese Center for Disease Control and Prevention. The epidemiological characteristics of an outbreak of 2019 novel coronavirus diseases (COVID-19) in China. Zhonghua Liu Xing Bing Xue Za Zhi. 2020;41(2):145-51. . ;:. PubMed Google Scholar
  4. Wang C, Pan Riyu, Wan X, Tan Y, Xu Linkang, Ho CS, et al. Immediate psychological responses and associated factors during the initial stage of the 2019 coronavirus disease (COVID-19) epidemic among the general population in China. Int J Environ Res Public Health. 2020;17(5). . ;:. PubMed Google Scholar
  5. Wang C, Pan Riyu, Wan X, Tan Y, Xu Linkang, McIntyre RS, et al. A longitudinal study on the mental health of general population during the COVID-19 epidemic in China. Brain Behav Immun. 2020;87:40-8. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Tan BYQ, Chew NWS, Lee GKH, Jing M, Goh Y, Yeo LLL, et al. Psychological impact of the COVID-19 pandemic on health care workers in Singapore. Ann Intern Med. 2020;173(4):317-20. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Hao F, Tan W, Jiang L, Zhang L, Zhao X, Zou Y, et al. Do psychiatric patients experience more psychiatric symptoms during COVID-19 pandemic and lockdown? A case-control study with service and research implications for immunopsychiatry. Brain Behav Immun. 2020;87:100-6. . ;:. PubMed Google Scholar
  8. Nguyen HC, Nguyen MH, Do BN, Tran CQ, Nguyen TTP, Pham KM, et al. People with suspected COVID-19 symptoms were more likely depressed and had lower HealthRelated quality of life: the potential benefit of health literacy. J Clin Med. 2020;9(4):965. . ;:. PubMed Google Scholar
  9. Bộ Y Tế. Bệnh viện Tp. Thủ Đức "phân thân" trong phòng, chống dịch COVID-19; 2021. . ;:. Google Scholar
  10. Arab-Zozani M, Hashemi F, Safari H, Yousefi M, Ameri H. Health-related quality of life and its associated factors in COVID-19 patients. Osong Public Health Res Perspect. 2020;11(5):296-302. . ;:. PubMed Google Scholar
  11. Foundation TER. EQ-5D-5L User Guide Basic information on how to use the EQ-5D-5L instrument; 2019. . ;:. Google Scholar
  12. Nguyễn Thiện Minh, Đỗ Thị Lan Anh, Nguyễn Thị Trường Xuân, Lý Tiểu Long, Đặng Thị Thiện Ngân, Nguyễn Thị Hoàng Huệ. Chất lượng cuộc sống ở người bệnh COVID-19 xuất viện tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tạp chí nghiên cứu Y học. 2021;152(4):221-9. . ;:. Google Scholar
  13. Halpin SJ, McIvor C, Whyatt G, Adams A, Harvey O, McLean L et al. Postdischarge symptoms and rehabilitation needs in survivors of COVID‐19 infection: a cross‐sectional evaluation. J Med Virol. 2021;93(2):1013-22. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Tran BX NH, Le HT, Latkin CA, Pham HQ, Vu LG, et al. Impact of COVID-19 on economic well-being and quality of life of the Vietnamese during the National social distancing. Frontiers in psychology. 2020;11. . ;:. PubMed Google Scholar
  15. Mikkelsen ME, Abramoff B, Elmore JG. LK. COVID-19: evaluation and management of adults following acute viral illness; 2021. . ;:. Google Scholar
  16. WHO. Coronavirus disease (COVID-19): post COVID-19 condition; 2022. . ;:. Google Scholar
  17. Poudel AN, Zhu S, Cooper N, Roderick P, Alwan N, Tarrant C et al. Impact of Covid-19 on health-related quality of life of patients: A structured review. PLOS ONE. 2021;16(10):e0259164. . ;:. PubMed Google Scholar
  18. Qu Guangbo, Zhen Q, Wang W, Fan S, Wu Q, Zhang C, et al. Health-related quality of life of COVID-19 patients after discharge: A multicenter follow- up study. J Clin Nurs. 2021;30(11-12):1742-50. . ;:. PubMed Google Scholar
  19. Huang C, Huang L, Wang Y, Li X, Ren L, Gu X et al. 6-month consequences of COVID-19 in patients discharged from hospital: a cohort study. Lancet. 2021;397(10270):220-32. . ;:. PubMed Google Scholar
  20. Mai VQ, Sun S, Van Minh H, Luo N, Giang KB, Lindholm L, et al. Value set for Vietnam. Qual Life Res. 2020. An equation-5d-5l. . ;:. PubMed Google Scholar
  21. Bộ Y Tế. Quyết định 3416/QĐ-BYT-14/7/2021 - Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 do chủng vi rút Corona mới (SARS-CoV-2); 2021. . ;:. Google Scholar
  22. Khuê NNN. Vũ thị Quỳnh hậu, Nguyễn Anh Khoa, Lê phúc, Huyên NH. Đặc điểm hậu COVID-19 tại Đăk Lăk, năm 2021. Tạp Chí Học Việt Nam. 2022;513(1):184-9. . ;:. Google Scholar
  23. Todt BC, Szlejf C, Duim E, Linhares AOM, Kogiso D, Varela G et al. Clinical outcomes and quality of life of COVID-19 survivors: a follow-up of 3 months post hospital discharge. Respir Med. 2021;184:106453. . ;:. PubMed Google Scholar
  24. Tran BX, Ohinmaa A, Nguyen LT. Quality of life profile and psychometric properties of the EQ-5D-5L in HIV/AIDS patients. Health Qual Life Outcomes. 2012;10:132. . ;:. PubMed Google Scholar
  25. Trung NT, Tâm NT, Trang NT, Nguyễn Hoàng Long NĐĐ. Chất lượng cuộc sống của cán bộ nhân viên trường đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội. Tạp Chí Học Dự Phòng. 2015;1(16):69-74. . ;:. Google Scholar
  26. Nandasena HMRKG, Pathirathna ML, Atapattu AMMP, Prasanga PTS. Quality of life of COVID 19 patients after discharge: systematic review. PLOS ONE. 2022;17(2):e0263941. . ;:. PubMed Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 3 No 2 (2022)
Page No.: 511-520
Published: Dec 31, 2022
Section: Original research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjhs.v3i2.533

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Trần Đặng, V., Nguyễn, Ân, & Lê, N. (2022). Quality of life of COVID-19 patients after treatment at Thu Duc City Hospital. Science and Technology Development Journal: Health Sciences, 3(2), 511-520. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjhs.v3i2.533

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 1420 times
PDF   = 460 times
XML   = 0 times
Total   = 460 times