Science and Technology Development Journal: Health Sciences

An official journal of School of Medicine, Viet Nam National University Ho Chi Minh City, Viet Nam

Skip to main content Skip to main navigation menu Skip to site footer

 Original research

HTML

934

Total

320

Share

Research on clinical characteristics and clinical healing assessment after endodontic surgery using ultrasonic tip and root -end filling material by MTA






 Open Access

Downloads

Download data is not yet available.

Abstract

Background: Endodontic surgery is one of the tooth-conserving interventions indicated when conventional endodontic treatment fails for teeth with periapical lesions with the conventional classical method using handpiece with drill for osteotomy, apectomy, sinus creation and retrograde filling with Amalgam. Today, many studies have shown that when applying improvements in surgery such as the use of ultrasonic instruments for osteotomy, apectomy, sinus creation and retrograde filling with biomaterial Mineral Trioxide Aggregate (MTA) helps to reduce pain and swelling, to increases the clinical healing rate after surgery, thereby contributing to increase the success after intervention. Objectives: To investigate the clinical outcomes and evaluate clinical healing after endodontic surgery using ultrasound instruments and retrograde fillings with MTA materials.


Materials and methods: This quasi experimental study carried out on 24 pernament teeth, one maxillary root in 16 patients (8 males and 8 females), whose periapical lesions of teeth with indication for endodontic surgery, who came for examinaton and treatment at Department of Dentistry, 175 Military Hospital from 10 /2021 to 10 /2022. Before surgery, patients were recorded with clinically relevant features. Endodontic surgery was performed according to the standard procedure of the Department of Oral Surgery, Faculty of Odonto-Stomatology, University of Medicine and Pharmacy, Ho Chi Minh City, using ultrasonic instruments and root -end filling with MTA material. Pain and swelling at 1, 3, 7 days after surgery were assessed according to the variable VAS scale of Pasqualini et al (2005). Clinical healing assessment according to the criteria of Gutmann (1994).


Results: Before surgery, most of the damaged teeth were not endodontic treatment (66,7%), pain (70,8%), swelling (87,5%), no pus fistula in the gums (70,8%), no fixed prosthesis (33,3%), discolored (58,3%), . At 1, 3, 7 days after surgery, most of the studied cases had mild pain, mild swelling; this level of pain, swelling gradually decreases over time; the difference in the rate of pain and swelling rates was evident at the 1st and 7th day after surgery and was statistically significant (with p < 0,001). The average pain score was 0,792 ± 0,588; 0,458 ± 0,509 and 0,083 ± 0,282 with the difference in mean pain score at 1, 3, 7 days after surgery was statistically significant ( p < 0,001). The mean swelling score was 1,375 ± 0,647; 0,833 ± 0,637 and 0,125 ± 0,338 with the difference in mean swelling score at 1, 3, 7 days after surgery was statistically significant (p < 0,001). At 3, 6 month after surgery, most of the teeth had a high clinical healing rate (including complete healing and incomplete healing) with the rate of 87,5% (3 months) and 91,7% (6 months), respectively. There was no difference in clinical healing rates between 3 and 6 months postoperatively.


Conclusion: Endodontic surgery using ultrasonic instruments and retrograde filling with MTA has mild postoperative pain and swelling; achieve a high clinical healing rate. This technique contributes significantly to the success of surgery, helps improve treatment efficiency, and improves oral health for patients.

ĐẶT VẤN ĐỀ

Phẫu thuật nội nha là một trong những can thiệp bảo tồn răng được chỉ định khi điều trị nội nha thông thường thất bại đối với các răng có sang thương quanh chóp với phương pháp cổ điển thông thường sử dụng tay khoan với mũi khoan phù hợp để mở xương, cắt vát chóp răng từ 45º- 60º, tạo xoang và trám ngược bằng Amalgam. Mục đích của phẫu thuật là nhằm lấy đi toàn bộ mô viêm quanh chóp, một phần chóp răng có liên quan mô bệnh và thực hiện trám ngược bít kín hệ thống ống tủy chân răng. Ngày nay, nhiều nghiên cứu cho thấy khi áp dụng những cải tiến trong phẫu thuật như sử dụng dụng cụ siêu âm để mở xương tối thiểu, cắt vát chóp răng chỉ từ 0º-10º hay có thể không cắt chóp, tạo xoang và trám ngược bằng các loại vật liệu có hoạt tính sinh học như Mineral Trioxide Aggregate (MTA) giúp giảm tình trạng đau và sưng, tăng tỉ lệ lành thương lâm sàng sau phẫu thuật, từ đó góp phần gia tăng thành công sau can thiệp, nhằm duy trì chức năng nhai và sự vững ổn của răng trên cung hàm 1 , 2 , 3 , 4 . Kỹ thuật này ít gây sang chấn, tạo lành thương nhanh và giảm các biến chứng đau hay sưng sau phẫu thuật. Vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu nhằm mục tiêu sau:

  1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của răng vĩnh viễn một chân hàm trên có sang thương quanh chóp điều trị tại khoa Răng, Bệnh viện Quân y 175.

  2. Xác định và so sánh tình trạng đau, sưng tại thời điểm 1,3,7 ngày sau phẫu thuật nội nha sử dụng dụng cụ siêu âm và trám ngược bằng vật liệu MTA.

  3. Xác định và so sánh tỉ lệ lành thương trên lâm sàng tại thời điểm 3, 6 tháng sau phẫu thuật nội nha sử dụng dụng cụ siêu âm và trám ngược bằng MTA.

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Đối tượng nghiên cứu

Các răng vĩnh viễn một chân hàm trên của những bệnh nhân có chỉ định phẫu thuật nội nha đến khám và điều trị tại Khoa Răng - Bệnh viện Quân Y 175, từ tháng 10/ 2021 đến tháng 10/ 2022.

Tiêu chuẩn chọn mẫu

Răng vĩnh viễn một chân hàm trên ở bệnh nhân: có chỉ định phẫu thuật nội nha điều trị các sang thương quanh chóp, từ 16 tuổi trở lên, có sức khỏe bình thường, đồng ý tham gia nghiên cứu, sau khi được giải thích rõ về mục đích yêu cầu, những lợi ích và bất tiện khi tham gia nghiên cứu và đồng ý kí vào phiếu chấp thuận tham gia nghiên cứu (đối với bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi phiếu đồng ý tham gia nghiên cứu do bố mẹ hoặc người giám hộ hợp pháp kí).

Tiêu chuẩn loại trừ

Răng vĩnh viễn một chân hàm trên có thân răng vỡ lớn không thể điều trị phục hình.

Răng vĩnh viễn một chân hàm trên ở bệnh nhân: đang mang thai, mắc bệnh đái tháo đường tiến triển, bệnh viêm nha chu mạn tính, suy giảm miễn dịch, đang dùng thuốc chống đông, bệnh tim mạch có chống chỉ định phẫu thuật.

Răng vĩnh viễn một chân hàm trên ở bệnh nhân: không đồng ý (hoặc bố mẹ, người giám hộ đối với bệnh nhân chưa đủ 18 tuổi không đồng ý) tiếp tục tham gia nghiên cứu, không tuân thủ việc tái khám định kì theo quy định, không thực hiện việc tự đánh giá theo đúng yêu cầu của nghiên cứu.

Cỡ mẫu

Áp dụng công thức tính cỡ mẫu ước lượng một tỉ lệ:

Trong đó: n: là cỡ mẫu nghiên cứu.

: là cỡ mẫu thống kê. Chọn = 0,05 ta có Z (1- α / 2) = 1,96

d: là độ sai số (hay sai số cho phép), chọn d = 0,11.

Theo nghiên cứu của tác giả Zhou W (2017) 5 sau một năm tỉ lệ thành công của kỹ thuật phẫu thuật có sử dụng những thiết bị siêu âm hỗ trợ, trám ngược bằng vật liệu MTA là 93%, nên chọn p=0,93.

Từ công thức trên ta có ước lượng cỡ mẫu tối thiểu là 21 răng.

Trong nghiên cứu của chúng tôi có 24 răng được nghiên cứu.

Phương pháp nghiên cứu

Thiết kế nghiên cứu

Nghiên cứu can thiệp lâm sàng không nhóm chứng.

Tiến hành nghiên cứu

- Trước phẫu thuật: Ghi nhận thông tin bệnh nhân, đặc điểm lâm sàng của răng vĩnh viễn một chân hàm trên có sang thương quanh chóp.

- Trong phẫu thuật: Thực hiện theo trình tự: sát trùng, gây tê tại chỗ với Lidocaine 2%, 1/100.000 adrenaline. Tạo vạt tam giác, bóc tách vạt toàn phần. Xác định vị trí mở xương. Dùng dụng cụ siêu âm cắt xương để mở xương khoảng 3-4 mm, bộc lộ rõ chóp chân răng. Nạo sạch sang thương bằng cây nạo 2 đầu Volkaman hoặc nạo Molt. Bơm rửa, lấy sạch vỏ bao, mô hạt viêm, xương hoại tử. Mô bệnh cho vào lọ chứa dung dịch formol 10% gửi làm giải phẫu bệnh lý. Cắt vát chóp răng tối thiểu 3mm bằng dụng cụ siêu âm chỉ từ 0-10º, hoặc không cắt chóp răng (trong trường hợp nội, ngoại tiêu ở vùng chóp hoặc chân răng chưa đóng chóp). Sử dụng đầu siêu âm để tạo xoang trám ngược (chiều sâu đủ cho xoang trám ngược trung bình khoãng 3mm).Trộn phần bột và phần lỏng của MTA theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất dùng trong trám ngược. Dùng spongel cầm máu. Đưa vật liệu vào xoang bằng cây bay trộn và cây nhồi nhỏ, lấy sạch chất trám dư. Bơm rửa phẫu trường, cầm máu, đặt lại vạt và khâu đóng vạt mũi rời bằng chỉ Nilon 4.0 ( Figure 1 ).

Figure 1 . Phẫu thuật nội nha sử dụng dụng cụ siêu âm và trám ngược bằng MTA (Nguồn: Tác giả, 2022)

- Sau phẫu thuật: Bệnh nhân được dặn dò làm theo hướng dẫn chăm sóc vết thương sau phẫu thuật; hẹn tái khám, cắt chỉ sau 1 tuần; hẹn tái khám sau 3, 6 tháng. Tất cả bệnh nhân đều được dùng thuốc giống nhau gồm : Amoxicilline 500 mg x 15 viên, 3 lần/ngày, trong 5 ngày, Ibuprofen 400 mg x 9 viên, 3 lần/ngày, trong 3 ngày, Paracetamol 500mg x 9 viên, 3 lần/ngày, trong 3 ngày.

- Đánh giá kết quả:

+ Tình trạng đau, sưng sau phẫu thuật được đánh giá bởi chính bệnh nhân tại thời điểm 1 ngày, 3 ngày, 7 ngày sau phẫu thuật theo thang VAS biến đổi của Pasqualini và cộng sự (2005) 6 . Thang này gồm 6 mức độ thay đổi từ không đau đến đau trầm trọng; bệnh nhân sẽ chọn mức độ đau, sưng tương ứng với cơn đau, tình trạng sưng của mình và ghi nhận trên phiếu đánh giá đau, sưng được phát trước phẫu thuật. Chúng tôi phát phiếu đánh giá, giải thích và hướng dẫn kỹ cho bệnh nhân cách đánh giá và ghi nhận mức độ đau, sưng sau phẫu thuật và luôn gọi điện thoại nhắc nhở bệnh nhân ghi nhận đau, sưng vào thời điểm buổi sáng để đảm bảo tính chính xác và đồng nhất trong nghiên cứu ( Table 1Table 2 ).

Table 1 Tiêu chuẩn đánh giá đau theo Pasqualini và cộng sự (2005)
Table 2 Tiêu chuẩn đánh giá đau theo Pasqualini và cộng sự (2005)

+ Lành thương lâm sàng (bao gồm lành thương hoàn toàn và lành thương không hoàn toàn) được đánh giá bởi người đánh giá độc lập tại thời điểm 3 tháng, 6 tháng sau phẫu thuật theo tiêu chuẩn đánh giá các dạng lành thương lâm sàng của Gutmann JL (1994) ( Table 3 ) 7 .

Table 3 Tiêu chuẩn đánh giá các dạng lành thương lâm sàng theo Gutmann (1994).

Xử lý và phân tích số liệu

Số liệu thu thâp được mã hóa và nhập vào phần mềm Excel Office 365. Xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 20.

Thống kê mô tả cho các biến số, mối quan hệ giữa các biến số với mức ý nghĩa thống kê p < 0,05. So sánh các trung bình đau, sưng tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật (đo lường lặp lại: sử dụng phép kiểm Fridman). So sánh tỉ lệ lành thương trên lâm sàng tại thời điểm 3, 6 tháng sau phẫu thuật (so sánh cặp thứ tự) sử dụng phép kiểm định Wilcoxon.

Y đức

Nghiên cứu đã được thông qua bởi Hội đồng Y Đức trong nghiên cứu Y Sinh học của Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh cấp phép theo quyết định số 493 /HĐĐĐ – ĐHYD cấp ngày 18/10/2021 và Hội đồng Khoa học kĩ thuật của Bệnh viện Quân Y 175 thông qua, được chấp thuận lấy mẫu và triển khai nghiên cứu tại khoa Răng ngày 22 /10/ 2021.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Trong tổng số 16 bệnh nhân tham gia nghiên cứu, số bệnh nhân nam là 8 (50%) bằng với số bệnh nhân nữ là 8 (50%), với tuổi trung bình là 37,8 ± 13,2, tuổi nhỏ nhất là 19 và lớn nhất là 67, chiếm tỉ lệ cao nhất là nhóm tuổi 20-45 (62,5%). Kích thước sang thương trung bình trước phẫu thuật là 5,250 ± 2,22. Răng chiếm tỉ lệ nhiều nhất là các răng cửa giữa (50%).

Đặc điểm lâm sàng mẫu nghiên cứu

Table 4 Đặc điểm lâm sàng mẫu nghiên cứu

Table 4 cho thấy, trong mẫu nghiên cứu phần lớn răng chưa được nội nha chiếm tỉ lệ là 66,7% cao hơn so với đã nội nha chiếm 33,3%. Đa số răng có đau chiếm 70,8% cao hơn so với không đau chiếm 29,2%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,040. Răng có sưng chiếm 87,5%, chỉ có 12,5% không sưng, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p < 0,001. Răng có lỗ dò mủ ở nướu chiếm 29,2% thấp hơn so với 70,8% răng không có lỗ dò mủ ở nướu, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p = 0,040 . Hầu hết các răng không có phục hình cố định (66,7%), răng có phục hình cố định chiếm 33,3%. Đa số răng bị đổi màu chiếm 58,3% so với 41,7% không đổi màu.

Kết quả nghiên cứu

Tình trạng đau, sưng tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật

Đau

Figure 2 . Mức độ đau tại các thời điểm 1,3 ,7 ngày sau phẫu thuật

Tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật mức độ đau theo thang VAS biến đổi giảm dần theo thời gian, sự khác biệt về tỉ lệ đau thể hiện rõ ở thời điểm ngày thứ 1 và 7 sau phẫu thuật và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Table 5 Điểm số đau trung bình tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật theo thang VAS biến đổi

Tại các thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật điểm số đau trung bình theo thang VAS biến đổi lần lượt là 0,792 ± 0,588; 0,458 ± 0,509 và 0,083 ± 0,282. Sự khác biệt về điểm số đau trung bình tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Sưng

Figure 3 . Mức độ sưng tại các thời điểm 1,3 ,7 ngày sau phẫu thuật

Tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật mức độ sưng theo thang VAS biến đổi giảm dần theo thời gian, sự khác biệt về tỉ lệ sưng thể hiện rõ ở thời điểm ngày thứ 1 và 7 sau phẫu thuật và có ý nghĩa thống kê với p < 0,001.

Table 6 Điểm số sưng trung bình tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật theo thang VAS biến đổi

Tại các thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật điểm số sưng trung bình theo thang VAS biến đổi lần lượt là 1,375 ± 0,647; 0,833 ± 0,637 và 0,125 ± 0,338. Sự khác biệt về điểm số sưng trung bình tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật có ý nghĩa thống kê với p < 0,001

Tỉ lệ lành thương lâm sàng tại thời điểm 3, 6 tháng sau phẫu thuật

Figure 4 . Lành thương lâm sàng tại thời điểm 3,6 tháng sau phẫu thuật

Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật tỉ lệ lành thương lâm sàng chiếm 91,7% cao hơn so với tỉ lệ lành thương lâm sàng ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật là 87,5%, không có sự khác biệt về tỉ lệ lành thương lâm sàng giữa 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật.

BÀN LUẬN

Đặc điểm lâm sàng

Trước phẫu thuật, hầu hết răng nguyên nhân chưa được nội nha (66,7%), kết quả này khác với nghiên cứu của Nguyễn Thị Thu Hà (2010) tỉ lệ răng có sang thương quanh chóp có chỉ định phẫu thuật nội nha trong báo cáo của tác giả là 23.7% 8 ; đau (70,8%) và sưng (87,5%), tỉ lệ này khá cao phù hợp với ghi nhận trong các y văn, nhưng cao hơn không nhiều so với nghiên cứu của Deepthi PV (2016) răng có sưng, đau là 60,6% 9 ; đổi màu răng (58,3%) thấp hơn nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà (2010) (71%) 8 . Điều này, có thể do nghiên cứu của chúng tôi có số lượng mẫu ít hơn, các răng nguyên nhân có kích thước sang thương trung bình trước phẫu thuật là 5,250 ± 2,22) nhỏ hơn so với nghiên cứu của tác giả; lỗ dò mủ ở nướu (29,2%) tương tự ghi nhận của Varinauskas Vaidas (2006) tỉ lệ dò mủ ở nướu là 22,4% 10 . Điều này phù hợp với ghi nhận trong y văn các sang thương quanh chóp thường diễn tiến âm thầm, bệnh nhân không quan tâm sẽ không để ý, không cảm thấy khó chịu, chỉ khi có dấu hiệu lỗ dò mủ ở nướu xuất hiện mới đi khám và điều trị.

Tình trạng đau, sưng tại thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật

Đau

Đa số các trường hợp nghiên cứu có mức độ đau nhẹ hoặc không đau, ít khi đau vừa, không có trường hợp nào đau nặng hoặc đau rất nặng hay đau trầm trọng. Kết quả này là phù hợp với nghiên cứu của Tsesis I và cộng sự (2008) cho rằng bệnh nhân được áp dụng nhiều cải tiến trong phẫu thuật nội nha ít đau hơn đáng kể so với phương pháp cổ điển 11 .

Có sự giảm dần mức độ đau, điểm số đau trung bình theo thang VAS biến đổi theo thời gian từ thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật. sự khác biệt về tỉ lệ đau thể hiện rõ tại thời điểm ngày thứ 1 với ngày thứ 7 sau phẫu thuật ( Figure 2Table 5 ). Điều này là phủ hợp với nghiên cứu của Chong B S và cộng sự (2005) ở Anh, người bệnh tự đánh giá về đau theo thang VAS sau phẫu thuật nội nha trám ngược bằng MTA, cho thấy kết quả sau phẫu thuật 3-5 giờ 90% bệnh nhân có đau ở nhiều mức độ, sau đó mức độ đau giảm dần (24 giờ giảm còn 82% , sau 48 giờ là 72%) 12 .

Sưng

Hầu hết các trường hợp nghiên cứu có sưng nhẹ hoặc sưng vừa và không có trường hợp nào sưng nặng hoặc sưng rất nặng hay sưng trầm trọng. Có sự giảm dần mức độ đau, điểm số đau trung bình theo thang VAS biến đổi theo thời gian từ thời điểm 1, 3, 7 ngày sau phẫu thuật. sự khác biệt về tỉ lệ sưng thể hiện rõ tại thời điểm ngày thứ 1 với ngày thứ 7 sau phẫu thuật ( Figure 3 , Table 6 ). Kết quả này là phù hợp các y văn đã được công bố cho rằng phương pháp nội nha sử dụng dụng cụ siêu âm hỗ trợ và trám ngược bằng MTA có tình trạng đau, sưng nhẹ trong những ngày đầu sau phẫu thuật 13 , 14 .

Mặc khác, nghiên cứu cũng phù hợp với báo cáo của Tsesis I và cộng sự (2018) cho rằng một số yếu tố có thể ảnh hưởng đến nguy cơ và cường độ đau, sưng hậu phẫu bao gồm: loại kỹ thuật phẫu thuật, loại vật liệu trám ngược, việc chọn mẫu, thiết kế nghiên cứu, kích thước sang thương 15 .

Tỉ lệ lành thương lâm sàng tại thời điểm 3,6 tháng sau phẫu thuật

Table 7 Tỉ lệ lành thương lâm sàng trong nghiên cứu này với nghiên cứu khác

Tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật tỉ lệ lành thương lâm sàng chiếm 91,7% cao hơn so với tỉ lệ lành thương lâm sàng ở thời điểm 3 tháng sau phẫu thuật là 87,5% ( Figure 4 ), không có sự khác biệt về tỉ lệ lành thương lâm sàng giữa 3 tháng và 6 tháng sau phẫu thuật. Kết quả của chúng tôi cao hơn so với nghiên cứu Rahbaran và cộng sự (2001) với tỉ lệ lành thương lâm sàng 62,4% khi áp dụng kỹ thuật phẫu thuật nội nha cổ điển và trám ngược với Amalgam, Super – EBA 16 . Điều này có thể thấy việc sử dụng dụng cụ siêu âm và trám ngược bằng vật liệu MTA có tỉ lệ lành thương lâm sàng cao hơn phương pháp cổ điển. Tuy kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Taha NA và cộng sự (2021) ghi nhận tỉ lệ lành thương trên lâm sàng sau phẫu thuật 3 tháng là 97,5% và tại thời điểm 6 tháng sau phẫu thuật là 100%, nhưng tỉ lệ lành thương lâm sàng trong cả 2 nghiên cứu đều tăng từ 3 đến 6 tháng sau phẫu thuật ( Table 7 ) 17 . Đồng thời, kết quả này phù hợp với những kết luận của một số nghiên cứu được công bố gần đây về phẫu thuật nội nha có áp dụng phương pháp phẫu thuật nội nha tiến bộ với sự hỗ trợ của kính hiển vi phóng đại, dụng cụ siêu âm, vật liệu trám ngược sinh học MTA cho tỉ lệ lành thương trên lâm sàng từ 89% đến 100% 18 .

KẾT LUẬN

Sử dụng dụng cụ siêu âm và trám ngược bằng vật liệu MTA có hiệu quả giảm tình trạng đau, sưng sau phẫu thuật nội nha; có tỉ lệ lành thương trên lâm sàng cao đáng ghi nhận giúp mang lại kết quả thành công khả quan sau phẫu thuật. Điều này góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho bệnh nhân và cải thiện chất lượng điều trị.

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Super -EBA Super -Ethoxybenzoic acid Vật liệu Super -EBA

MTA Mineral Trioxide Aggregate Vật liệu MTA

VAS Varialbe Visual Analog Scale Thang VAS

XUNG ĐỘT LỢI ÍCH

Các tác giả cam kết không có mâu thuẫn quyền lợi, không xung đột lợi ích liên quan đến bài tổng quan này

ĐÓNG GÓP CỦA TÁC GIẢ

Tác giả Bùi Thị Loan Chi lên ý tưởng; thiết kế nghiên cứu; thu thập số liệu; xửlý và phân tích số liệu; viết, chỉnh sửa và hoàn thiện bản thảo.

Tác giả Nguyễn Thị Bích Lý, Huỳnh Hữu Thục Hiền cố vấn chuyên môn và chịu trách nhiệm về nội dung.

References

  1. Villa- Machado PA, Botero-Ramírez X, Tobón-Arroyave SI . Restrospective follow- up assessment of prognostic variables associated with the outcome of periracular surgery. International Endodontic Journal. 2013; 46(11): 1063-76. . ;:. PubMed Google Scholar
  2. Garg N, Garg A. Surgery Endodontics. In: Garg N, Garg A. Textbook of endodontrics. 3rd eds. Jaypee Brothers Medical Publishers, India; 2014: 397- 404. . ;:. PubMed Google Scholar
  3. Patel B, Sacco R. Endodontic Microsurgery. En: Patel Bobby. Treatment, Retreatment, and Surgery, Mastering Clinical Practice.13th eds. Springer; 2016: 298-314. . ;:. Google Scholar
  4. Vercellotti T, Crocave A, Palermo a, Molfetta A . The piezoelectric osteotomy in orthopedics: clinical and histological evaluations (pilot study in animals). Mediterranean Journal of Surgery and Medicine. 2001; 9: 89- 95. . ;:. Google Scholar
  5. Zhou W, Zheng Q, Tan X, Song D, Zhang L, Huang D. Comparison of mineral trioxide aggregate and iRoot BP plus root repair material as root-end filling materials in endodontic microsurgery: a prospective randomized controlled study. J Endod. 2017; 43:1-6. . ;:. PubMed Google Scholar
  6. Pasqualini, D et al . Primary and secondary closure of the surgical wound after removal of impacted mandibular third molars: a comparative study. International journal of oral and maxillofacial surgery.2005; 34(1): 52-57. . ;:. PubMed Google Scholar
  7. Gutmann JL, Harrison JW. Surgical Endodontics. St. Louis. MO: Ishiyaku euro America;1994. . ;:. Google Scholar
  8. Nguyễn Thị Thu Hà. Nhận xét đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả phẫu thuật nang chân răng tại Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội. 2010. Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại Học Y Hà Nội. . ;:. Google Scholar
  9. Deepthi. P. V, Beena. V. T, et al. A study of 1177 odontogenic lesions in a South Kerala population. J Oral Maxillofac Pathol. 2016;20 (2), 202-207. . ;:. PubMed Google Scholar
  10. Varinauskas. V, Gervickas. A, et al. Analysis of odontogenic cysts of the jaws. Medicina (Kaunas). 2006; 42 (3), 201-207. . ;:. Google Scholar
  11. Tsesis I, Shoshani Y, Givol N, et al. Comparision of quality of life after surgical endodontic treatment using two teachiques: A prospective study. Oral Surg Oral Med Oral Pathol Oral Radiol Endod. 2005; 99(3): 367-71. . ;:. PubMed Google Scholar
  12. Chong B S, Ford T R P. Postoperative pain after root-end resection and filling. J Endod Topics. 2005; 100(6): 762- 6. . ;:. PubMed Google Scholar
  13. Kim S, et al. Modern Endodontic Surgery Concepts and Practice: A Review. JOE.2006; 32(7): 601-623. . ;:. PubMed Google Scholar
  14. Tsesis I, Fuss Z, Lin S, et al. Analysis of postoperative symtoms following surgery endodontic treatment. Quintessence International. 2003; 34(10): 756-60. . ;:. Google Scholar
  15. Tsesis I, Blazer T, Elbahary S, Rosen E. Complications of Endodontic Surgery. Jain P eds. Common Complications in Endodontics;2018: 203- 215. . ;:. Google Scholar
  16. Rahbaran et al (2001). Comparison of clinical outcome of periapical surgery in endodontic and oral surgery units of a teaching dental hospital: A retrospective study. Oral Surg Oral Med Oral Pathol.2001; 91(6): 700 -709. . ;:. PubMed Google Scholar
  17. Taha NA, Aboyounes FB, Tamimi ZZ. Root-end microsurgery using a premixed tricalcium silicate putty as root-end filling material: a prospective study. Clinical Oral Investigations. 2021; 25:31 -317. . ;:. PubMed Google Scholar
  18. Öğütlü F, Karaca İ. Clinical and Radiographic Outcomes of Apical Surgery: A Clinical Study. J Maxillofac Oral Surg. 2018;17(1):75-83. . ;:. PubMed Google Scholar


Author's Affiliation
Article Details

Issue: Vol 3 No 2 (2022)
Page No.: 443-451
Published: Dec 15, 2022
Section: Original research
DOI: https://doi.org/10.32508/stdjhs.v3i2.524

 Copyright Info

Creative Commons License

Copyright: The Authors. This is an open access article distributed under the terms of the Creative Commons Attribution License CC-BY 4.0., which permits unrestricted use, distribution, and reproduction in any medium, provided the original author and source are credited.

 How to Cite
Bui, C., Bich, L., & Hien, H. (2022). Research on clinical characteristics and clinical healing assessment after endodontic surgery using ultrasonic tip and root -end filling material by MTA. Science and Technology Development Journal: Health Sciences, 3(2), 443-451. https://doi.org/https://doi.org/10.32508/stdjhs.v3i2.524

 Cited by



Article level Metrics by Paperbuzz/Impactstory
Article level Metrics by Altmetrics

 Article Statistics
HTML = 934 times
PDF   = 320 times
XML   = 0 times
Total   = 320 times